Trình UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hóa phi vật thể

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Công văn 1970/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về việc gửi Hồ sơ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, tỉnh An Giang trình UNESCO, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, tỉnh An Giang vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tượng Bà từ bệ đá ngự trên đỉnh núi Sam được khiêng kiệu rước về sân khấu ở Miếu Bà dưới chân núi Sam. Ảnh tư liệu: Công Mạo/TTXVN
Tượng Bà từ bệ đá ngự trên đỉnh núi Sam được khiêng kiệu rước về sân khấu ở Miếu Bà dưới chân núi Sam. Ảnh tư liệu: Công Mạo/TTXVN

Phó Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Hồ sơ theo quy định.

Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2022.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Năm 2014, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22-27/4 (âm lịch) hằng năm. Lễ hội được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: Lễ khai hội, lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chứa đựng những cứ liệu sinh động về dấu ấn lịch sử thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, với sự giao lưu, hội nhập về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa để rồi tạo ra sự đồng thuận trong quá trình dựng nước và giữ nước, sự hài hòa trong quan hệ cộng đồng về mặt văn hóa, vừa kế tục được sự nghiệp văn hóa của người cổ xưa, vừa tôn tạo, bồi đắp được nền văn hóa mang bản sắc Việt độc đáo.

Bình luận
Khu đất của gia đình bà Tiêu Thị Lượng.
Hải Phòng: Người dân "kêu trời" vì mua đất xong không được xây nhà
(Ngày Nay) - Theo phản ánh của bà Tiêu Thị Lượng (sinh năm 1963, ngụ tại quận Lê Chân, Hải Phòng), hiện tại gia đình bà đang rơi vào tình cảnh “khóc dở, mếu dở” khi dù là chủ sử dụng thửa đất nằm trong Dự án Khu nhà ở Anh Dũng IV (phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng), nhưng lại không thể tiến hành xây dựng vì nguyên nhân “sổ đỏ” đã bị chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần thương mại Thuỷ Nguyên đem đi “cắm” tại ngân hàng.
Cái gì với Bất kỳ cái gì
Cái gì với Bất kỳ cái gì
(Ngày Nay) - Hôm trước tôi có nói rằng, trong tư cách người tiêu dùng, mình phân biệt giữa "điện ảnh" và "content", và sự phân biệt này giúp mình lựa chọn sản phẩm.
Toàn cảnh Hội thảo - Tập huấn.
Gỡ rào cản kỳ thị với phụ nữ sống chung với HIV
(Ngày Nay) - Ngày 10/4, tại tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra Hội thảo - Tập huấn nhằm tìm kiếm các giải pháp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với phụ nữ sống chung với HIV và phụ nữ bị bạo lực giới - hai nhóm đối tượng đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và hỗ trợ thiết yếu.