Trở về từ Ukraine: Khi tất cả đồng lòng hướng về Tổ quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Một bữa cơm nấu vội bên biên giới Slovakia đầy tuyết rơi…. Vài ngôi nhà người Việt dành ra để kiều bào ở trong những ngày lỡ dở. Và cả những chuyến bay nghĩa tình do Sun Group tài trợ vẫn cứ mải miết hành trình đưa kiều bào từ “vùng nóng” Ukraine về nước…
Người Việt Nam tại Ukraine trên đường di tản
Người Việt Nam tại Ukraine trên đường di tản

Đó là những câu chuyện cảm động về nghĩa tình đồng bào khi tất cả đều hướng về Tổ quốc thiêng liêng trong những thời khắc khó khăn nhất.

“Làng Việt giữa lòng Ukraine” cùng nhau đi qua gian khó

Trở về từ vùng chiến sự Ukraine, khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài, bà Nguyễn Thị Kim Vân (Hưng Yên) đã gần như òa khóc. Nhớ lại những ngày căng thẳng nhất, bà vẫn chưa hết bàng hoàng: “Khi tình hình bắt đầu căng thẳng, tôi đang ở Kiev. Ban đầu tôi dự định sẽ ở lại, nhưng sau khi phải ở dưới hầm trú ẩn 5 ngày, các con tôi đã yêu cầu di chuyển”.

Được người con trai đẩy trên chiếc xe lăn, mắt bà Vân đỏ hoe, tay run run. Ngừng lại một lúc để lấy lại bình tĩnh, bà kể tiếp: “Tôi bị liệt, sức khỏe yếu nên được con trai và mọi người đẩy xe lăn di chuyển về phía biên giới. Nhiều lúc mệt quá tôi bị ngất đi, con trai tôi phải sốc lên để đi tiếp”.

Trở về từ Ukraine: Khi tất cả đồng lòng hướng về Tổ quốc ảnh 1

Bà Kim Vân - người ngồi xe lăn

Đến ngày thứ 3 khi sắp tiếp cận Warsaw (Ba Lan) thì trời đột ngột có tuyết, nhiệt độ lạnh sâu xuống dưới 0 độ C. Trên những cánh đồng đầy tuyết trắng, dòng người cứ lầm lũi đi như bầy kiến nhỏ.

“Bà con người Việt rất tốt, cả người Ba Lan cũng thế. Ngay khi sang tới nơi, chúng tôi đã được các tình nguyện viên giúp đỡ, từ quần áo ấm đến đồ ăn, nước uống, thậm chí cả đồ chơi cho trẻ con”. Cùng qua những ngày gió tuyết nơi đất khách, tấm áo rét đã trở thành minh chứng rõ nhất cho tình nghĩa đồng bào ta nơi đất khách, yêu thương đùm bọc nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

May mắn trở về từ Odessa (Ukraine), chị Nguyễn Thị Thu Phương (31 tuổi) giấu nổi sự xúc động khi nhớ tới tình cảm của đồng bào xa xứ. "Tôi còn nhớ như in câu nói của các anh trong Đại sứ quán mình: 'Chúng tôi đón bà con, anh chị em, từ đây chúng tôi phải có trách nhiệm đưa bà con, anh chị em về được quê hương'. Thật sự khi nghe được câu đó tôi rất xúc động. Tôi cảm giác như mình đã được trở về quê hương, chứ không phải đi lánh nạn ở nước khác", chị Phương bày tỏ.

Cũng hướng tới Warsaw, Phạm Nguyễn Đình Tùng (thành phố Kharkov) lại nhớ mãi không quên tình cảm của “dân làng Thời đại” dành cho nhau trong những lúc khó khăn nhất. Anh Tùng kể: Bắt đầu ngày 24/2, thành phố nơi anh sinh sống bắt đầu nổ ra chiến sự. Thông tin liên tục được cập nhật trên nhóm chung của cộng đồng. Bà con cũng dặn nhau phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để có thể di chuyển ra khỏi làng bất cứ lúc nào.

“Tình hình rất căng thẳng. Mỗi khi có bom, bà con lại gọi nhau xuống hầm trú ẩn tại các khu A và C’, anh Tùng kể.

Chị Hoài Thu, cũng là một cư dân của làng Thời Đại thậm chí còn nhớ rõ cảm giác ngột ngạt và bất an khi đã trú dưới hầm.

“Khu vực hầm C tốt hơn, rộng hơn nên tất cả mọi người đều thống nhất sẽ để dành cho phụ nữ, người già và trẻ em. Cánh nam giới sẽ dồn lại ở hầm A và chia nhau đi tuần quanh làng để bảo vệ tài sản”, chị Thu nói.

Trong hoàn cảnh khó khăn “chưa từng có” ấy, những người Thời Đại lại càng đoàn kết hơn. Những mẩu bánh mỳ, nước uống được gia đình còn dư chia sẻ lại cho người đã hết. Không thể liên lạc được bằng điện thoại, bà con hỏi nhau trên nhóm chung của cộng đồng về tình hình của những người hàng xóm.

“Ngay cả lúc chúng tôi buộc phải di tản theo từng nhóm nhỏ hướng tới các quốc gia khác nhau, người đi trước vẫn chỉ dẫn cho lớp sau nên di chuyển bằng phương tiện gì, thủ tục vào cửa khẩu ra sao, sau khi sang tới đất bạn thì phải liên hệ với đầu mối nào cho thuận tiện”, chị Hoài Thu tiếp lời.

Khi chúng tôi đang thực hiện bài viết này, những người Làng Thời đại ở Kharkov sau khi đã sang được địa điểm an toàn vẫn đang nhắn nhủ với cộng đồng còn trụ lại những chỉ dẫn tỉ mỉ, chân thành về cách bảo quản tài sản, làm sao để có tiền mặt chi tiêu khi trên nước bạn hay thông tin về những chuyến bay của Sun Group đón bà con về quê hương.

Những lời dặn dò ấy như những ngọn lửa ấm áp sưởi ấm cho hàng ngàn Kiều bào. Và, giữa lòng đất nước Ukraine xa xôi, ngôi làng nghĩa tình của người Việt cứ thế cùng nhau vượt qua những ngày gian khó.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Cộng đồng người Việt ở khắp nơi cũng đã tự nguyện kêu gọi nhau góp đồ, góp sức cho Kiều bào bằng nhiều cách khác nhau.

Từ Ba Lan, Romania đến Hungary, Slovakia…, suốt những ngày qua, người ta luôn thấy lá quốc kỳ Việt Nam tại khắp các nhà ga, xe lửa – điểm đến của đồng bào ta sơ tán từ Ukraine.

Tại Hungary, gần 50 tình nguyện viên liên tục túc trực tại các ga, bến tàu như Keleti, Kelenfold và Nyugati-Budapest…để đón bà con, giúp đỡ mọi người nghỉ ngơi, ăn uống, đồng thời hỗ trợ mua vé để chuyển tiếp sang các nước lân cận như Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc…

Trở về từ Ukraine: Khi tất cả đồng lòng hướng về Tổ quốc ảnh 2

Nhóm tình nguyện giúp đỡ người Việt Nam tại Ukraine trên đường di tản của anh Thân Trung Sơn tại Slovakia

Còn tại Slovakia, Ba Lan và Romania, nhiều gia đình đã dùng chính căn nhà của mình để làm thành điểm tạm trú cho đồng bào trong những ngày gian khó. Anh Thân Trung Sơn ở Koisice (Slovakia) là một trong những người đầu tiên tham gia hỗ trợ đồng bào từ Ukraine sang. Khoảng cuối tháng 2, khi tình hình tại Ukraine trở nên phức tạp hơn, anh cùng 2 người bạn đã quyết định sẽ phải "làm một điều gì đó". Cả nhóm trực tiếp xuống biên giới và thấy các tổ chức xã hội như Hội chữ thập đỏ, hội đoàn của Nhà thờ đã dựng lều trại để hướng dẫn dòng người bắt đầu từ phía Ukraine đổ về.

Suốt những ngày tiếp đó, anh Sơn và các bạn gần như dừng hết mọi công việc để trở thành một "cọc tiêu" trên đất Slovakia. Tính cho tới nay, thông qua "kênh" này, hơn 100 kiều bào từ Ukraine đã nhận được sự giúp đỡ và tới được Slovkia. Họ nhận được đồ ăn, nước uống và cả một chỗ tạm trú an toàn.

“Có những người có sẵn máu cộng đồng như tụi mình thì chỉ cần alo và nghe tin là sẵn sàng có mặt. Nhưng có những người rất ít khi tham gia hoặc thậm chí chưa từng tham gia công tác cộng đồng và những việc thiện nguyện tương tự cũng chủ động liên lạc với bọn mình và muốn đóng góp một phần vào công việc hỗ trợ bà con tị nạn từ Ukraine nói chung và bà con người Việt tại Ukraine nói riêng”, anh Sơn chia sẻ.

Trở về từ Ukraine: Khi tất cả đồng lòng hướng về Tổ quốc ảnh 3

Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary tình nguyện giúp đỡ người Việt Nam tại Ukraine trên đường di tản

Ở trong nước, cũng với tinh thần “không để ai bỏ lại phía sau” trong khó khăn, hoạn nạn, Tập đoàn Sun Group đã nhanh chóng quyết định chung tay cùng Chính phủ trong quyết tâm bảo hộ công dân. Ngày 10/3, Sun Group đã ký kết Thỏa thuận hợp tác đồng hành hỗ trợ vận chuyển công dân Việt Nam và thành viên gia đình từ vùng chiến sự Ukraine. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 4 chuyến bay mang theo những nghĩa tình của người Sun Group đưa kiều bào về nước.

“Một trong những triết lý quan trọng nhất của Sun Group là triết lý về lòng yêu nước. Bởi vậy, trong suốt quá trình phát triển của mình, chúng tôi luôn đặt trách nhiệm đồng hành với sự phát triển của đất nước lên trên hết. Việc triển khai khẩn cấp những chuyến bay giải cứu người Việt Nam và gia đình từ Ukraine về nước là tâm nguyện lớn nhất của Sun Group ở thời điểm này, với mong muốn chung tay, góp một phần nhỏ bé để đồng bào mình thoát cảnh bom rơi đạn nổ, được trở về an toàn, bình an nương tựa vào quê hương trong giai đoạn khó khăn này”, một lãnh đạo tập đoàn này chia sẻ.

Trở về từ Ukraine: Khi tất cả đồng lòng hướng về Tổ quốc ảnh 4

Nhóm tình nguyện giúp đỡ người Việt Nam tại Ukraine trên đường di tản của anh Thân Trung Sơn tại Slovakia

Đặt trách nhiệm của xã hội song hành cùng mục tiêu phát triển cũng là chủ trương chung của Chính Phủ trong giai đoạn mới. Trước đó, những người Việt vẫn chưa thể nào quên hình ảnh những chuyến bay giải cứu đồng bào về nước ngay từ sân bay Vân Đồn – một trong những “tiền tiêu” trong bão Covid-19. Hơn 40 chuyến bay với gần 6.500 hành khách từ các vùng dịch khác nhau theo một quy trình khép kín bên ngoài nhà ga, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Tất cả cũng sẽ không quên đã có hàng trăm tỷ đồng từ khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp cho chủ trương xã hội hóa vaccine để giảm thiểu áp lực cho ngân sách của Đảng và Chính Phủ trong giai đoạn dịch bùng phát mạnh.

Và tới lần này, chắc chắn những chuyến bay nối hai nửa trái đất đưa những người con xa xứ từ Ukraine trở về cũng sẽ chẳng thể bị lãng quên.

Trở về từ Ukraine: Khi tất cả đồng lòng hướng về Tổ quốc ảnh 5

Người Việt Nam tại Ukraine được cộng đồng người Việt ở Hungary giúp đỡ

Một bữa cơm nấu vội bên biên giới Slovakia đầy tuyết rơi…. Vài ngôi nhà người Việt dành ra để kiều bào ở trong những ngày lỡ dở. Và cả những chuyến bay nghĩa tình do Sun Group tài trợ vẫn cứ mải miết hành trình đưa kiều bào từ “vùng nóng” Ukraine về nước… Tất cả đang toát lên câu chuyện cảm động về nghĩa tình đồng bào khi tất cả đều hướng về Tổ quốc thiêng liêng trong thời khắc khó khăn nhất. Dù ở nơi đâu, người Việt Nam cũng sẵn lòng chung tay bao bọc đồng bào, để “không một ai bị bỏ lại phía sau”.

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.