Trung Quốc mua nhiều thiết bị xét nghiệm PCR trước khi COVID-19 bùng phát

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một báo cáo từ các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Anh và Úc, các hợp đồng mua thiết bị xét nghiệm PCR ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã tăng vọt nhiều tháng trước khi có báo cáo chính thức đầu tiên về dịch bệnh COVID-19 tại Vũ Hán.
Trung Quốc mua nhiều thiết bị xét nghiệm PCR trước khi COVID-19 bùng phát

Khoảng 67,4 triệu nhân dân tệ (10,5 triệu USD) đã được chi cho việc mua thiết bị xét nghiệm PCR ở Hồ Bắc trong năm 2019, gần gấp đôi so với năm 2018, hoạt động giao dịch bắt đầu tăng mạnh từ tháng 5 năm đó.

Báo cáo do một nhóm nghiên cứu bao gồm các cựu sĩ quan tình báo đưa ra dựa trên hồ sơ từ một trang web tổng hợp thông tin về hồ sơ dự thầu các hợp đồng mua sắm lĩnh vực công.

Báo cáo này càng làm dấy lên nghi ngờ đối với nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, một chủ đề đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai chính quyền Bắc Kinh và Washington.

Xét nghiệm PCR, hoặc phản ứng chuỗi polymerase, được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của một trình tự di truyền cụ thể trong một mẫu và chúng có nhiều ứng dụng ngoài xét nghiệm COVID-19.

Báo cáo của phương Tây chỉ ra sự gia tăng bất thường về hoạt động mua bán có khả năng báo hiệu nhận thức về một căn bệnh mới đang lây lan trong và xung quanh Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.

Đơn đặt hàng từ các trường đại học tăng gấp đôi, trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc tăng gấp 5 lần và các phòng kiểm nghiệm động vật tăng gấp 10 lần. Trong khi đó lượng mua từ các bệnh viện giảm hơn 10%.

Dữ liệu mua sắm hàng tháng cho thấy lượng đơn đặt hàng tăng đột biến trong tháng 5, đặc biệt là từ phía CDC và quân đội Trung Quốc.

Báo cáo lưu ý việc tăng chi tiêu trong tháng 5 cho thấy đây là khoảng thời gian sớm nhất của khả năng lây lan dịch bệnh.

Lượng mua cũng tăng mạnh từ tháng 7 đến tháng 10, đặc biệt là từ Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán. Đơn vị này đã chi 8,92 triệu nhân dân tệ cho các xét nghiệm PCR vào năm 2019, gấp khoảng 8 lần tổng số tiền của năm 2018.

Trường đại học cùng với các bệnh viện địa phương và cơ quan y tế công cộng đóng vai trò trực tiếp trong việc ứng phó với sự bùng phát của các bệnh mới, theo báo cáo.

"Sự tham gia của các trường đại học, cùng với các bệnh viện địa phương và cơ quan y tế công cộng chỉ ra bằng chứng cho thấy tình trạng gia tăng việc đặt mua có liên quan đến sự xuất hiện của COVID-19 ở tỉnh Hồ Bắc vào năm 2019. Chúng tôi đánh giá với sự tin tưởng cao rằng đại dịch bắt đầu sớm hơn nhiều so với thông tin Trung Quốc báo cho Tổ chức Y tế Thế giới", báo cáo cho biết.

Chính quyền Bắc Kinh thông báo với WHO rằng trường hợp có triệu chứng đầu tiên được ghi nhận vào ngày 8/12 năm 2019. Nhưng một số giả thuyết lại cho rằng mầm bệnh đã lưu hành ở người trước đó và có khả năng lây lan từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Giáo sư Igara Akira từ Trường Cao học Kinh doanh Tama (Nhật Bản) nhận định: "Chúng ta không thể chắc chắn chỉ với thông tin mua sắm công, nhưng đó là tín hiệu mạnh mẽ để đưa ra suy đoán rằng đã có nhận thức về một đợt bùng phát virus xung quanh Vũ Hán vài tháng đến nửa năm trước tháng 12."

Theo Nikkei Asia
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.