Trung Quốc muốn gì từ những "người bạn cũ"?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng này, giới phân tích quan hệ quốc tế coi đây là một sự kiện trọng đại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 20/7. Ảnh: Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 20/7. Ảnh: Tân Hoa Xã

Ngoài việc được chính phủ Trung Quốc chiêu đãi một bữa trưa thịnh soạn, nhà ngoại giao 100 tuổi này còn gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, người đã từ chối các cuộc gặp trước đó với giới tướng lĩnh Mỹ.

Ông Kissinger cũng được mời hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, một cử chỉ khác biệt so với một số quan chức Mỹ trong các chuyến công du Trung Quốc gần đây.

Đích thân Chủ tịch Tập đã gọi ông Kissinger, người từng mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung vào những năm 1970 và đã đến nước này hơn 100 lần, là một "người bạn cũ".

“Chúng tôi không bao giờ quên những người bạn cũ của mình, cũng như những đóng góp lịch sử của các vị trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Trung-Mỹ và tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc", ông Tập tuyên bố.

Cụm từ "bạn cũ” cũng được ông Tập dùng để gọi một người Mỹ khác, tỷ phú Bill Gates, khi người đồng sáng lập Microsoft đến thăm Bắc Kinh vào tháng 6 năm nay.

“Tôi luôn tin rằng nền tảng của quan hệ Trung-Mỹ nằm ở người dân. Tôi đặt hy vọng của mình vào người dân Mỹ", ông Tập nói trong cuộc tiếp đón Bill Gates.

Trung Quốc muốn gì từ những "người bạn cũ"? ảnh 1

Tỷ phú Mỹ Bill Gates gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 6. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các nhà quan sát cho biết, việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng chiến lược ngoại giao “bạn cũ” nhằm tập hợp những người Mỹ có ảnh hưởng, những người dễ tiếp thu quan điểm của Trung Quốc hơn, ngay cả khi hai siêu cường gần đây đã nỗ lực nối lại các tương tác cấp cao và hàn gắn quan hệ song phương.

Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thành công của chiến lược này có thể bị hạn chế, bởi nó bộc lộ khả năng mất kết nối ngày càng tăng giữa các quan chức Trung Quốc và Mỹ.

Victor Shih, phó giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học California San Diego, cho biết Trung Quốc muốn tận dụng quan hệ của những “bạn cũ” để họ vận động hành lang thay mặt Trung Quốc hoặc đưa ra những quan điểm tích cực về chính quyền Bắc Kinh.

“Các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc vẫn cần những người trung gian này", phó giáo sư Shih nói, đồng thời nhận định rằng điều này có thể xuất phát từ sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch của nền kinh tế Mỹ.

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Kissinger là một sứ mệnh tiền trạm, dự kiến ông sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về tình hình tại Trung Quốc với các quan chức Mỹ khi trở về. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Kissinger đi Trung Quốc với tư cách là một công dân, thay vì là đại diện cho chính phủ Mỹ.

Trung Quốc thường dành thuật ngữ “bạn cũ” cho những cá nhân nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của nước này và quan tâm đến lợi ích của Trung Quốc.

Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết cách tiếp cận hướng về những người bạn cũ được nhìn nhận rất nhiều qua lăng kính chính trị của Trung Quốc và sự thiếu hiểu biết về các thể chế khác.

Ông Wu cho biết Trung Quốc hoạt động theo một hệ thống thứ bậc, trong đó các cựu quan chức chính phủ vẫn giữ một số ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các nhóm này vẫn được sử dụng để đạt được lợi ích chính trị.

“Ở Mỹ, mọi thứ rất khác. Khi một cuộc bầu cử diễn ra, những người mới nắm quyền. Trung Quốc đang suy nghĩ theo cách riêng của họ", ông Wu nói.

Bằng cách sử dụng chiến lược này, đồng thời chọn lọc những người mà ông Tập gặp, Trung Quốc dường như đang gây áp lực lên chính quyền Joe Biden bằng cách gửi tín hiệu rằng “nếu ông thân Trung Quốc, tôi có thể cung cấp cho ông một thứ gì đó và đối xử với ông như những vị khách VIP".

“Chiến lược của Trung Quốc rất đơn giản, họ muốn tập hợp những người thân Trung Quốc và sau đó họ tạo ra bong bóng", phó giáo sư Wu chỉ ra.

Tuy nhiên, thay vì giúp thúc đẩy quan điểm và lợi ích của Trung Quốc, cách tiếp cận này có thể phản tác dụng. Theo ông Wu, chiến thuật này có thể tạo ấn tượng rằng chính phủ Trung Quốc muốn nói chuyện với một nhóm người chọn lọc không nắm quyền.

Đây không phải là một chiến lược giới hạn trong các mối quan hệ của Mỹ. Đầu tháng này, ông Tập đã tổ chức một cuộc gặp bất ngờ với cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, mà theo các nhà quan sát cho rằng đây là một nỗ lực thúc đẩy chính sách thân thiện hơn với Trung Quốc khi Manila đang có xu hướng xích lại gần Washington. Nhưng động thái này đã khiến chính phủ Philippines phật lòng.

Ông Wu cho biết ngoại giao đòi hỏi phải có sự giao tiếp giữa các quan chức hiện đang nắm quyền và Trung Quốc “cần phải hiểu điểm này”.

“Ngay cả khi có vẻ khó chấp nhận, nhưng Trung Quốc cần phải làm điều đó", vị chuyên gia kết luận.

Trong khi Kissinger vẫn có ảnh hưởng trong giới ngoại giao, thì ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chẳng hạn như Bill Gates, thường lên xuống thất thường.

Cũng có khả năng một số “bạn cũ” đã nói những điều rất khác ở quê nhà so với những gì họ nói ở Trung Quốc, làm hạn chế sự thành công của chiến lược này.

Robert Daly, giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ, cho biết các cuộc gặp “bạn cũ” này sẽ không làm thay đổi tiến trình quan hệ Mỹ-Trung.

“Không một người Mỹ nào có ảnh hưởng đến chính sách khi nhìn vào những bức ảnh của Gates hoặc Kissinger ở Bắc Kinh và nghĩ: Ôi chao, ước gì đó là mình”, ông Daly nói. “Không có giá trị gì khi họ quay trở lại Mỹ để báo cáo về việc Trung Quốc cho rằng mọi xích mích trong quan hệ song phương là lỗi của Mỹ hoặc rằng ông Tập muốn thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu có một thông điệp mới và ý nghĩa, thì đột phá không phải là không có".

Một số chuyên gia khác lại cho rằng việc Trung Quốc tranh thủ tầm ảnh hưởng của những "người bạn cũ” được coi dấu hiệu của sự mất kết nối ngày càng tăng giữa Trung Quốc với các quan chức và học giả đang lên của Mỹ.

Nhà quan sát chính trị Trung Quốc Zhou Zhixing đã viết trên mạng xã hội rằng điều đó cho thấy Bắc Kinh đang gặp khó trong việc kết nối và không hiểu thế hệ chuyên gia Trung Quốc mới nổi ở Mỹ như thế nào.

Phó giáo sư Victor Shih nói thêm rằng sau ba năm ít trao đổi học thuật và chính thức giữa hai nước do đại dịch COVID-19, không nước nào hiểu rõ đối phương như trước.

Trong khi đó, phó giáo sư Wu cho biết vấn đề có thể nằm ở việc Bắc Kinh miễn cưỡng tiếp xúc với các chuyên gia Mỹ, những người đã bình luận tiêu cực về Trung Quốc.

“Một khi bạn chỉ trích Trung Quốc, bạn sẽ bị loại. Họ chỉ muốn lắng nghe những người có cùng quan điểm thân Trung Quốc. Cách tiếp cận của Trung Quốc ngày càng coi mình là trung tâm. Nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện cách tiếp cận này, thì họ sẽ khó nắm bắt được người Mỹ hơn”, ông Wu chỉ ra.

Theo SCMP
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.