Trung Quốc trả đũa Australia vì kêu gọi điều tra nguồn gốc COVID-19

Trung Quốc hôm 12/5 đã ra quyết định ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 hãng cung ứng của Australia, vài tuần sau khi Đại sứ Trung Quốc tại nước này cảnh báo sẽ tẩy chay hàng hóa của Australia nếu như Canberra tiếp túc thúc đẩy điều tra nguồn gốc cảu virus corona.
Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà sản xuất lớn của Australia, do bất đồng về COVID-19 (Ảnh: SMH)
Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà sản xuất lớn của Australia, do bất đồng về COVID-19 (Ảnh: SMH)

Giới phân tích cho rằng động thái trên làm dấy lên nhiều quan ngại về tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Australia và đối tác thương mại quan trọng nhất của họ, đồng thời cho rằng lệnh cấm tương tự có thể được Bắc Kinh áp dụng với nhiều loại mặt hàng khác.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cùng ngày thông báo 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của nước này gồm Kilcoy Pastoral, JBS's Beef City, Dinmore Plants và Northern Cooperative Meat đã bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch.

“Chúng tôi sẽ làm việc với ngành công nghiệp và chính quyền các cấp cả ở Australia cũng như Trung Quốc để tìm ra một giải pháp cho phép các doanh nghiệp này trở lại hoạt động bình thường sớm nhất có thể” – ông Birmingham nói.

Được biết, 4 nhà sản xuất thịt nói trên chiếm tới 35% tổng lượng thịt bò xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc, với tổng giá trị khoảng 1,7 tỷ đôla Australia (1,1 tỷ USD); theo đài ABC của nước này.

Trung Quốc cũng dọa sẽ áp thuế nặng đối với lúa mạch của Australia sau khi cáo buộc nước này đang bán chúng với giá thấp hơn chi phí sản xuất ở thị trường Trung Quốc – còn gọi là phá giá. Tạp chí Australian Financial Review dẫn một số tài liệu mật nói rằng, Bắc Kinh đang cân nhắc đánh thuế tới 73,6% đối với mặt hàng này.

Căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng kể từ khi Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc té làm rõ nguồn gốc của dịch bệnh do virus corona chủng mới – bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc trước khi lan ra toàn thế giới, khiến hơn 280.000 người tử vọng, hàng triệu người nhiễm và tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, lời kêu gọi đó lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra nhiều lời đe dọa, trong đó Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Kingye gọi hành động của Australia là “nguy hiểm”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Australian Financial Review, ông Cheng nói: “Người dân Trung Quốc rất bức xúc, nản lòng và thất vọng trước hành động của Australia. Nếu tâm trạng này chuyển từ xấu sang tồi tệ, nhiều người sẽ nghĩ rằng “tại sao chúng ta phải đến một quốc gia không thận thiện với Trung Quốc như vậy?” Du khách (Trung Quốc) sẽ có lựa chọn khác”.

Ông Cheng cảnh báo thêm rằng: “Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào người dân. Có thể những người bình thường sẽ nói “Tại sao chúng ta phải uống rượu của Australia, hay ăn thịt bò của Australia?””.

Vị Đại sứ còn đe dọa rằng lượng sinh viên Trung Quốc đổ tới các trường đại học Australia – mang lại nguồn thu nhập lớn cho Australia – sẽ giảm.

Tuy nhiên, phát biểu tại Canberra, Bộ trưởng Birmingham nói rằng chính phủ Australia coi các vấn đề về thương mại là không liên quan gì tới các cuộc thảo luận về điều tra nguồn gốc virus corona chủng mới.

“Dù theo cách nào đi chăng nữa thì nó cũng chả liên quan gì tới các hoạt động xuất khẩu thịt bò hay lúa mạch của Australia, hay bất cứ thứ gì khác” – ông Birmingham nói – “Chúng tôi không thấy sự liên quan ở đây, và chúng tôi tin chắc rằng không có nước đối tác nào khác thấy có sự liên quan giữa những vấn đề này”.

Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc vốn đã trở nên lạnh nhạt sau khi Canberra áp thuế chống phá giá đối với một số sản phẩm nhập từ Trung Quốc, trong đó có nhôm và thép. Bắc Kinh cũng tức giận trước quyết định của Australia cấm tập đoàn Huawei xây dựng mạng 5G ở nước này.

Theo VietTimes
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.