Trung tâm lịch sử thành Rome

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Trung tâm lịch sử thành Rome nằm bên trong bức tường thành Aurelianus là khoảng không gian đô thị đặc biệt, đại diện cho nhóm các di tích đồ sộ, ngoạn mục có giá trị.

Trung tâm lịch sử thành Rome

Được thành lập vào năm 753 TCN theo thần thoại La Mã, Rome đã liên tục gắn liền với lịch sử của nhân loại. Đầu tiên là trung tâm của nền Cộng hòa La Mã, sau đó thống trị thế giới trong năm thế kỷ với vai trò là đầu não của Đế quốc La Mã, sau trở thành thánh đô của Giáo hội Công giáo đến tận ngày nay. Năm 1871, Rome chính thức trở thành thủ đô của nước Ý.

Trung tâm lịch sử thành Rome ảnh 1

Sau thời Trung cổ, Rome chịu sự cai trị của các giáo hoàng như Giáo hoàng Alexande VI và Giáo hoàng Leo X. Hai vị giáo hoàng này đã biến thành phố Rome trở thành một trong những trung tâm lớn của nước Ý thời kỳ phục hưng. Cho đến nay ở Rome vẫn còn nhiều những công trình lịch sử, văn hóa ghi lại những dấu ấn các thời Giáo hoàng cũng như của Đế chế La Mã cổ đại. Những công trình và những khu vực có các công trình này được gọi chung là trung tâm lịch sử của Rome.

Trung tâm lịch sử thành Rome ảnh 2

Những công trình tiêu biểu có thể kể đến Đền thánh Phêrô, Nhà Nguyện Sisitian, Tòa thánh Vatican, Đấu trường La Mã. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Michelangelo và các kiến trúc sư nổi tiếng như Bernini, Raphael đã để lại nhiều tuyệt tác của mình trong các công trình này.

Rome cổ đại được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau nên được gọi là thành phố 7 quả đồi. Trong thành phố có công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tu viện, hoàng cung, vòi phun nước và các tượng thần.

Trung tâm lịch sử thành Rome ảnh 3

Thời kỳ phục hưng và Baroque, Rome tiếp tục hoàn thành những công trình tuyệt tác như Florence – đây là công trình tiêu biểu cho phong cách phục hưng. Quảng trường Piazza del Campidoglio do danh họa Michelangelo thiết kế cũng được xây dựng vào thời kỳ này. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một số công trình được đánh giá cao khác như: Cung điện Vanezia, Farnese, hay dinh thự Farnesina...Một trong những ví dụ điển hình nhất của nghệ thuật Baroque là đài phun nước Trevi, cung điện Montecitorio – ngày nay là trụ sở của Hạ Viện Ý.

Trung tâm lịch sử thành Rome ảnh 4


Rome còn nổi tiếng với các đài phun nước được xây dựng theo các phong cách khác nhau. Có đài phun nước được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước, có những đài được xây dựng trong thế kỷ 18,19...Tiêu biểu nhất trong số các đài phun nước ở đây là đài phun nước Trevi – một công trình theo phong cách kiến trúc Baroque.

Đấu trường La Mã: Nơi vinh quang thuộc về người chiến thắng.

Đấu trường La Mã là công trình kiến trúc vô cùng nổi tiếng của thành phố Rome và nước Ý. Đây là công trình có trên 2,000 năm tuổi, được hoàn thành vào năm 80 trước công nguyên. Đấu trường có sức chứa hơn 50,000 chỗ ngồi và có 80 cửa ra vào. Cho đến ngày nay, trải qua thời gian và những tác động của thiên nhiên, con người, đấu trường La Mã vẫn là một biểu tượng đặc trưng của thành phố Rome và của nước Ý.

Trung tâm lịch sử thành Rome ảnh 5

Quảng trường Vinece: Nằm tại trung tâm thành phố là quảng trường lớn nhất ở Rome, được xây dựng năm 1455. Tại đây hiện nay vẫn còn giữ lại được nhiều ngôi nhà của những người nổi tiếng trước đây ở Rome. Cho đến nay, các buổi lễ trọng đại của Ý như lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống vẫn được tổ chức ở đây. Đài phun nước ở quảng trường trung tâm được xây dựng năm 1672, do kiến trúc sư Petro thiết kế mô phỏng hình dáng một con thuyền vì thế đài phun nước này còn được gọi là Con thuyền thiên đàng.

Trung tâm lịch sử thành Rome ảnh 6

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Trung tâm lịch sử của Rome là Di sản văn hóa thế giới năm 1980. Sau quá trình thương nghị với Tòa Thánh và Ý, Ủy ban UNESCO trên tinh thần hợp tác đã quyết định sửa đổi bổ sung di sản của Roma vào năm 1990, mở rộng đến phạm vi tường thành Janiculum do Giáo hoàng Urbanô VIII cho xây dựng năm 1643, và những tài sản ngoài lãnh thổ của Tòa Thánh nằm bên trong thành phố, trong đó có ba đại vương cung thánh đường tối quan trọng đối với Giáo hội là Đức Bà Cả, Thánh Gioan tại Latêranô và Thánh Phaolô ở ngoại thành.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.