Trường phổ thông có thêm tự chủ khi được xét công nhận tốt nghiệp

Sau năm 2020, hiệu trưởng trường THPT sẽ có quyền lớn khi được xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh tuy nhiên điều này cũng nảy sinh nhiều lo ngại.

Thay đổi theo Luật Giáo dục mới

Theo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ sau năm 2020, trách nhiệm của các trường THPT và TTGDTX là thực hiện chỉ đạo của sở GD- ĐT về chuẩn bị, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp.

Trường phổ thông có thêm tự chủ khi được xét công nhận tốt nghiệp ảnh 1
Trường phổ thông có thêm tự chủ khi được xét công nhận tốt nghiệp ảnh 2

Như vậy, nếu phương án này đi vào thực hiện, sau năm 2020 hiệu trưởng trường THPT sẽ có quyền được xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh (hiện nay Sở GD-ĐT đảm nhận việc này).

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT cho hay, chuyện công nhận tốt nghiệp và ai ký tên đóng dấu trên bằng tốt nghiệp không quan trọng bằng việc dựa vào đâu, tiêu chí nào để xét công nhận tốt nghiệp. Theo ông Tùng sau năm 2020, học sinh hoàn thành chương trình THPT và phải dự kỳ thi THPT Quốc gia của Bộ GD-ĐT mới được xét công nhận và cấp bằng. Do vậy việc trường hay trung tâm giáo dục thường xuyên xét công nhận tốt nghiệp chỉ là sự giao việc để những đơn vị này làm.

Ông Phùng Quán, Thường trực tổ tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, theo luật Giáo dục có hiệu lực thi hành từ năm 2020, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Giấy này được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể khác.

"Làm như vậy là nhẹ nhàng vì giấy chứng nhận hay bằng tốt nghiệp chỉ là xác nhận các em đã hoàn thành chương trình THPT. Hiện nay, cả nước thi tốt nghiệp cũng đã đạt 95%, do vậy việc các em học xong, dự thi, được công nhận và cấp bằng là đương nhiên. Và nếu có tiêu cực nâng điểm để tốt nghiệp (điểm học tập) thì điều đó không có ý nghĩa vì cái chính là các em đã học xong"- ông Quán nói.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TP.HCM, cho rằng, hiện nay Sở GD-ĐT xét tốt nghiêp và khi có kết quả thì chuyển cho trường mẫu công nhận tốt nghiệp tạm thời do hiệu trưởng ký. Sau một năm, học sinh mới có bằng chính thức giám đốc sở ký. Do vậy, việc hiệu trưởng cấp chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh khác với cấp bằng cho học sinh. Về việc xét công nhận tốt nghiệp không có gì khó.

Trưởng phòng khảo thí một Sở GD-ĐT, cho rằng việc trường xét công nhận tốt nghiệp là thay thế vai trò của Sở GD-ĐT, thể hiện vai trò tự chủ của trường.

"Hiện nay, Sở GD-ĐT lập hội đồng xét tốt nghiệp, sau đó đưa kết quả cho trường để trường ký công nhận tốt nghiệp. Nếu trường làm việc này sẽ là mở rộng quyền tự chủ"- ông nói.

Theo ông, đã có phần mềm hỗ trợ nên việc xét tốt nghiệp rất đơn giản. Phần mềm chạy 30 giây là xong. Nay chuyển cho trường là phù hợp và dù trường xét nhưng dữ liệu Sở đã nắm nên không vấn đề gì"- ông nói

Đang tiếp cận đến cách đánh giá của thế giới

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra có nêu, một trong các nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo là "tổ chức xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp THPT cho thí sinh".

Nhưng ở trách nhiệm của trường cũng nêu một trong những nhiệm vụ là "xét công nhận tốt nghiệp THPT, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và phát Bằng tốt nghiệp THPT cho thí sinh", cho thấy có sự trùng lặp giữa sở GD-ĐT và các trường THPT ở nội dung: "xét công nhận tốt nghiệp THPT".

"Bộ cần làm rõ phần nội dung trùng lắp nêu trên cụ thể xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ của sở hay trường. Việc xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp THPT nên giao trách nhiệm cho Sở GD-ĐT như hiện nay thì tốt nhất vừa đảm bảo tính nghiêm minh, chặt chẽ, khách quan, công bằng không nhất thiết phải thay đổi là giao cho trường"- ông Ngai nói.

Trường phổ thông có thêm tự chủ khi được xét công nhận tốt nghiệp ảnh 3

(Ảnh: Thanh Tùng)

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh việc các trường phổ thông được cấp giấy chứng nhận tạm thời không có nghĩa là được quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, về việc xét công nhận tốt nghiệp thì cũng có lo ngại. Bởi học sinh hoàn thành chương trình và đủ điều kiện mới được dự thi, như vậy trường THPT có vai trò không nhỏ trong việc ảnh hưởng đến việc công nhận tốt nghiệp của học sinh.

"Năm vừa qua cơ cấu điểm xét tốt nghiệp 30% cho thấy chúng ta đang tiếp cận đến cách đánh giá của thế giới khi xét thi tốt nghiệp - đánh giá quá trình tích luỹ. Theo quy luật thông thường khi giao việc thì trách nhiệm người được giao việc nâng lên. Hiệu trưởng phải ý thức được việc đó và đội ngũ nhà giáo phải có trách nhiệm"- ông Vinh cho hay.

Theo ông Vinh, việc sử dụng kết quả đánh giá cho mục đích khác ngoài xét tốt nghiệp cũng có khả năng nhà trường coi nhẹ và dễ dàng trong đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh do tâm lý không chịu trách nhiệm giải trình. Việc mình làm lại đẩy trách nhiệm cho sở hoặc cho Bộ là không được. Vì thế, đi cùng với phân cấp, gia tăng quyền lực cho hiệu trưởng và giáo viên phải có luật pháp chế tài nghiêm khắc ví như "động cơ càng mạnh, phanh càng ăn".

Ông Vinh cho rằng, nhà trường xét tốt nghiệp dựa vào ít nhất 3 thành tố gồm học xong chương trình và đủ điều kiện (không bị kỷ luật, không bỏ học nhiều), điểm học lực lớp 12 và điểm thi THPT quốc gia.

"Phải xem xét các quốc gia khác họ thực hiện như thế nào vì nếu cứ để Sở xét thì sở vẫn phải căn cứ vào một phần đánh giá của nhà trường"- ông nêu.

Theo Vietnamnet
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.