Trượt tốt nghiệp THPT được cấp chứng nhận: Quy định thừa?

[Ngày Nay] - Điều 32 dự thảo Luật Giáo dục bổ sung quy định: “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông”.
Theo dự kiến, Dự thảo Luật Giáo dục sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến thông qua trong kỳ họp năm 2019.
Theo dự kiến, Dự thảo Luật Giáo dục sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến thông qua trong kỳ họp năm 2019.

Đây là điểm rất mới của Dự thảo Luật Giáo dục và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân với rất nhiều ý kiến khác nhau.

Thừa và chồng chéo?

Theo ban soạn thảo Dự thảo Luật Giáo dục, quy định mới này nhằm khắc phục bất cập của Luật Giáo dục hiện hành vì không có quy định về hình thức công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng không dự thi hoặc dự thi nhưng không đỗ tốt nghiệp.

Đồng ý với dự thảo, TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho rằng đây là một chủ trương đúng. “Tôi cho rằng việc này đáng lẽ phải làm từ lâu. Học sinh học xong chương trình thì phải cấp chứng chỉ là tất yếu”, ông Lâm nói. TS Nguyễn Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng cho rằng đây là bước đi phù hợp với thế giới.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại cho rằng việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình là chồng chéo, không cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) phân tích: “Theo quy định hiện hành, nếu học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, các em sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Nếu học sinh đã học hết lớp 12 và hoàn thành các chương trình môn học thì các em đã có kết quả ghi trong học bạ. Học bạ cũng ghi học sinh hoàn thành chương trình. Vì vậy, nếu cấp thêm giấy chứng nhận là chồng chéo và không cần thiết”.

Đây cũng quan điểm của ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội). “Thực chất, học sinh đã có chứng nhận hoàn thành từ nhiều năm nay, đó là trong học bạ. Học sinh học xong lớp 12, hoàn thành chương trình phổ thông mới được thi tốt nghiệp. Giấy chứng nhận này cũng chỉ có giá trị trong nước, nên chỉ cần học bạ là đủ, nếu cấp thêm giấy chứng nhận nữa thì thừa”, ông Khang nói.

Cần làm rõ hơn nhiều yếu tố

Bên cạnh các ý kiến băn khoăn về sự cần thiết của giấy chứng nhận này, nhiều câu hỏi liên quan khác cũng được các chuyên gia đặt ra như ai sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận? Giá trị của giấy chứng nhận này đến đâu và khác gì so với bằng tốt nghiệp tú tài?

Trượt tốt nghiệp THPT được cấp chứng nhận: Quy định thừa? ảnh 1

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nếu có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ ai sẽ là người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đó, hiệu trưởng, giám đốc sở, hay Bộ Giáo dục? Ông Lâm cho rằng việc cấp giấy chứng nhận nên giao cho các hiệu trưởng vì hiệu trưởng là người nắm rõ về chất lượng đào tạo, trình độ của học sinh. Việc này cũng sẽ liên quan đến thương hiệu của trường, và vì thế đòi hỏi hiệu trưởng phải có trách nhiệm cao hơn trong việc cấp chứng nhận cho học sinh.

“Bên cạnh đó, cũng phải làm rõ hơn sự khác biệt về giá trị của giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông này với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Ví dụ, chỉ học sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông mới được dự tuyển đại học. Phải có sự khác biệt cụ thể về giá trị để làm động lực học cho  học sinh phấn đấu”, ông Lâm nói.

Cùng quan tâm về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Khuyến cho rằng, thậm chí Bộ Giáo dục phải làm rõ ba cấp độ về hoàn thành chương trình. “Phải làm rõ, học sinh có học lớp 12 nhưng không hoàn thành chương trình khác với học sinh hoàn thành chương trình, càng khác với học sinh đỗ tốt nghiệp. Với mỗi cấp độ thì quyền lợi của học sinh đến đâu?”, ông Khuyến kiến nghị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Văn Hòa cũng đề nghị phải làm rõ “ranh giới” giữa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.

Theo dự kiến, Dự thảo Luật Giáo dục sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến thông qua trong kỳ họp cuối năm 2019.

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.