Đó là người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Tại cuộc họp báo báo của BHXH Việt Nam mới đây, liên quan đến quản lý lao động có hợp đồng lao động từ 1- 3 tháng tham gia BHXH bắt buộc, ông Đỗ Ngọc Thọ Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) nhận định việc quản lý này đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ quan BHXH bởi đối tượng này biến động nhiều; ý thức của chủ sử dụng lao động không muốn bỏ thêm khoản chi phí đóng BHXH.
Tuy nhiên, Luật đã quy định thì trách nhiệm của các cơ quan, đặc biệt cơ quan BHXH sẽ phải phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan quản lý lao động để quản lý, nắm bắt được đối tượng đôn đốc thu…
Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, chỉ có gần 50% doanh nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động tham gia BHXH. Số lao động được tham gia BHXH còn khiêm tốn. Với riêng 18 triệu lao động trong khu vực phi chính thức, số đối tượng tham gia BHXH ở khu vực này còn rất ít.
Theo Công lý