Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Đại hồng bào- loại trà quý hiếm bậc nhất Trung Quốc chuyên được dùng trong các buổi tiệc trà chiêu đãi nguyên thủ quốc gia đang khiến cả thế giới phải trầm trồ về hương, về vị và độ đắt đỏ. Giới yêu trà “tiết lộ”, Việt Nam cũng có những vùng chè cổ, quý hiếm, hàng trăm đến cả ngàn năm tuổi, cho ra những phẩm trà chẳng kém cạnh gì các danh trà thượng hạng.
Vùng nguyên liệu chè shan tuyết Tà Xùa – quần thể chè di sản Việt Nam nằm ở độ cao gần 2000 m so với mực nước biển, khí hậu lạnh, địa hình dốc, đất xen đá rất giống với điều kiện tự nhiên cây chè Đại hồng bào sinh trưởng
Vùng nguyên liệu chè shan tuyết Tà Xùa – quần thể chè di sản Việt Nam nằm ở độ cao gần 2000 m so với mực nước biển, khí hậu lạnh, địa hình dốc, đất xen đá rất giống với điều kiện tự nhiên cây chè Đại hồng bào sinh trưởng

Đại hồng bào Vũ Di: Chỉ còn 6 cây, được bảo hiểm 342 tỷ đồng

Theo tờ Nhật báo Trung Quốc, trà là biểu tượng của văn hóa và lòng hiếu khách của người Trung Hoa. Truyền thống văn hóa của người Trung Quốc khi gặp gỡ bạn bè là uống trà và đàm đạo, trao đổi ý kiến.

Theo suốt dòng lịch sử Con đường Tơ lụa cổ đại và Sáng kiến Vành đai và Con đường hiện tại, trà là một mặt hàng được người dân các nước yêu thích. Ở Trung Quốc bây giờ có thể tìm thấy rất nhiều loại trà, trà đen của Anh, trà sữa Ấn Độ, trà xanh matcha Nhật Bản và đặc biệt là trà truyền thống của Trung Quốc. Giống như cách người dân Trung Quốc cởi mở với các loại trà khác nhau và các nền văn hóa đằng sau đó, đất nước này cũng có cách tiếp cận ngoại giao hài hòa trong đa dạng.

Đó chính là lý do trà được Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn trong nhiều dịp ngoại giao quan trọng để vừa để quảng bá văn hóa trà truyền thống Trung Quốc vừa thể hiện triết lý của nước này trong ngoại giao.

Tối 31/10, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thân mật mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự tiệc trà. Trong số 4 loại danh trà trên bàn tiệc có Đại hồng bào- loại trà quý hiếm bậc nhất Trung Quốc.

Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam ảnh 1

Đại hồng bào là một loại trà lấy từ cây chè mọc trên dãy núi Vũ Di ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Trà có hương thơm hoa lan độc đáo và dư vị ngọt kéo dài. Cánh trà Đại hồng bào trông giống sợi dây thừng thắt chặt hoặc hơi xoắn, có màu xanh và nâu. Sau khi pha, nước trà có màu vàng cam, sáng và trong, có thể giữ được hương vị sau chín lần pha. Trà Đại hồng bào có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư, giảm lượng đường trong máu*.

Đại hồng bào ngon nhất là hái từ những cây chè cổ thụ, lâu đời nhất trên dãy núi Vũ Di, được gọi là cây chè mẹ (ngàn năm tuổi). Hiện chỉ còn lại sáu cây chè mẹ trên vách đá Cửu Long Cốc thuộc dãy Vũ Di. Năm 2006, chính quyền thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến bảo hiểm sáu cây mẹ này với mức giá 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 342 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2022)**.

Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam ảnh 2

Chè cổ thụ Tà Xùa 500 năm tuổi Việt Nam, nguyên liệu làm nên “Bánh trà hữu nghị Việt- Trung”

Cây chè cổ thụ sinh trưởng trong môi trường tự nhiên ở độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển. Trên thế giới, cây chè cổ thụ hiện chỉ còn tồn tại ở các vùng trà nguyên thủy có tuổi đời hàng trăm năm tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Bắc Việt Nam, Lào, Myanmar và phân bổ dọc theo dãy Himalaya. Việt Nam cũng có “Tứ đại danh trà” gắn liền với 4 vùng trà nổi danh: Trà Tà Xùa (Sơn La); Suối Giàng (Yên Bái), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) và Tân Cương (Thái Nguyên). Trà Shan tuyết cổ thụ quý giá hơn cả, cây chè shan ở Việt Nam rất gần với vùng trà Vân Nam Trung Quốc- nơi sinh trưởng của loại trà Phổ Nhĩ đắt nhất thế giới. Tại bản Bẹ, Tà Xùa, Sơn La, Công ty Trà và đặc sản Tây Bắc đã phục tráng và bảo tồn được vùng nguyên liệu trà cổ quý hiếm với hàng trăm cây chè cổ từ 100 năm tuổi tới cả ngàn năm tuổi, trong đó có 200 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Chè shan tuyết Tà Xùa chủ yếu mọc tự nhiên trên núi. Muốn thu hoạch người dân phải trèo lên cây để hái. Mỗi năm chỉ hái được 3 vụ trà, còn lại là thời kỳ trà ngủ đông, chính bởi cơ chế “ngủ đông” đặc biệt này, mới cho ra nguyên liệu trà có một không hai để công ty Trà và đặc sản Tây Bắc dùng làm nguyên liệu sản xuất trà shan tuyết mang thương hiệu Shanam.

Năm 2019, sản phẩm Bạch trà thiên từ cây trà cổ 500 năm tuổi của thương hiệu trà Shanam đoạt Giải Bạc Châu Á Thái Bình Dương (không có giải Vàng). Trà xanh Shanam cũng được tổ chức Tea Epicure của Mỹ xếp vào top 1 dòng trà xanh thế giới với số điểm 94/100 điểm. Đây là một tổ chức độc lập của Mỹ giới thiệu cho người tiêu dùng và yêu trà các nhà sản xuất trà uy tín của thế giới bằng cách đánh giá chất lượng khách quan các loại trà với thang điểm từ 50-100 điểm.

Tất cả các phẩm trà Shanam đều là trà sạch 100%, được hái từ những cây trà cổ từ 100-500 năm tuổi, ở các vùng núi cao, không khí tươi sạch, các vùng trà nổi tiếng nhất Việt Nam.

Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam ảnh 3

Trà sen Thiện, một sản phẩm được chế biến từ trà shan cổ thụ trên 200 năm tuổi ướp gạo của hơn 1000 bông hoa sen – quốc hoa của Việt Nam - đã trở thành một niềm tự hào như là quốc trà của Việt Nam.

Trong đó, bộ trà Thiện (trà xanh Shan tuyết cổ thụ hái từ cây 200 năm tuổi) mẫu mã trang nhã, sinh trà tinh tế, vị trà nồng hậu, đã được bình chọn là sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu tỉnh Sơn la và là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La.

Không chỉ tốt cho sức khỏe, trà Shanam chinh phục người dùng bằng hương và vị trà tinh hoa nguyên bản, thuần khiết nhất từ hương và vị trà Việt Nam.

Mới đây, cty Trà và Đặc sản Tây Bắc và Công ty TNHH Trà Phổ Nhĩ Sunwah (Cty con thuộc Tập đoàn Sunwah Hong Kong) đã ký kết Hiệp định khung hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, chế biến đến hợp tác thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo chuyên sâu…đồng thời tích cực hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các doanh nghiệp chè Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, hai bên sẽ đẩy mạnh phát triển các tour du lịch văn hoá trà, du lịch xuyên biên giới và đẩy mạnh tiêu dùng trà thông qua du lịch.

Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam ảnh 4

Lễ ký kết Hiệp định khung hợp tác giữa Công ty Trà và Đặc sản Tây Bắc và Công ty TNHH Trà Phổ Nhĩ Sunwah (Cty con thuộc Tập đoàn Sunwah Hong Kong)

Trước đó, ngày 27/09/2022, Hiệp hội Chè Việt Nam và Hiệp hội chè Phổ Nhĩ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng đã ký kết Bản ghi nhớ về giao lưu giữa hai hiệp hội nhằm cùng nhau phát triển kỹ thuật, xây dựng diễn đàn trao đổi hợp tác, giao dịch chè, mở ra cơ hội lớn cho ngành chè cổ thụ của hai bên. Tại sự kiện này, Tập đoàn Sunwah Hong Kong và cty Trà và Đặc sản Tây Bắc đã hợp tác sản xuất “Bánh trà hữu nghị Việt- Trung” làm từ nguyên liệu chè cổ của Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc).

Những người yêu trà Việt có quyền hy vọng một ngày không xa, trà cổ thụ của Việt Nam cũng sẽ nổi danh trên trường quốc tế, trở thành nhịp cầu giao lưu văn hóa và ngoại giao trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng.

*Theo “Giới thiệu về trà và trà đạo của Trung Quốc”

**Theo “Hướng dẫn mua và thưởng trà”

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.