Từ chuyện cầu thủ tấn công trọng tài

(Ngày Nay) - Một sự cố đáng xẩu hổ đã xảy ra tại giải bóng rổ Đại hội TDTT toàn quốc khi hai cầu thủ của đội Cần Thơ đã tấn công trọng tài ở trận đấu giữa đội bóng đất Tây Đô với Bình Thuận hôm 16/11.  Đây là sự cố đầu tiên song chắc chắn không phải cuối cùng của sự kiện thể thao quốc nội 4 năm mới tổ chức một lần, mà những vấn nạn của TTVN, nhất là căn bệnh thành tích thời vụ, luôn được phơi bày  theo đủ cách khác nhau. 
Lê Phước Thắng và Lê Văn Đầy, hai cầu thủ đội Cần Thơ
Lê Phước Thắng và Lê Văn Đầy, hai cầu thủ đội Cần Thơ

Đấm trọng tài ngay trên sân 

Sự cố  đặc biệt nghiêm trọng này xảy ra ở trận đấu giữa Cần Thơ và Bình Thuận hôm 16/11 trong khuôn khổ giải bóng rổ Đại hội TDTT toàn quốc.  Khi trận đấu chỉ còn 40 giây, cầu thủ Lê Văn Đầy vì bị trọng tài Lê Hoàng Thông thổi phạt đã  tức giận đập mạnh bóng xuống sàn. Cầu thủ của Cần Thơ  lập tức bị phạt thêm lỗi kỹ thuật vì hành vi thiếu kiềm chế. Và anh này, ngay sau đó, lao vào đấm thẳng mặt trọng tài. Đồng đội của Văn Đầy là Lê Phước Thắng cũng xông đến đẩy ngã và đạp thẳng vào bụng ông Thông, khiến trọng tài này đấu ngã nhào ra ngoài đường biên. Xô xát chỉ chấm dứt khi cầu thủ và ban huấn luyện hai đội lao vào can ngăn. 

Trước khi cùng đội Cần Thơ dự Đại hội, cả hai từng khoác áo những CLB tại giải VBA như Cantho Catfish và Danang Dragons. Riêng Phước Thắng, anh từng vinh dự đứng trong hàng ngũ đội tuyển Việt Nam dự SEA Games 29. Cả hai rời khỏi sàn đấu ngay lập tức sau sự việc kể trên.

Từ chuyện cầu thủ tấn công trọng tài ảnh 1

Lê Phước Thắng và Lê Văn Đầy, hai cầu thủ đội Cần Thơ

Với hành vi phi thể thao này, Lê Phước Thắng và Lê Văn Đầy đã bị Ban Tổ chức Đại hội truất quyền thi đấu, trả về địa phương. Đây cũng mới chỉ là hình thức xử lý ban đầu, và chắc chắn Thắng và Đầy sẽ còn phải nhận án kỷ luật nặng từ Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam cùng đơn vị chủ quản Cần Thơ. Thậm chí, họ đứng trước nguy cơ bị”treo giò” vô thời hạn. 

Điều đáng buồn, sự cố cầu thủ tấn công trọng tại ngay trên sân xảy ra khi mà Đại hội TDTT toàn quốc 2018 do Hà Nội đăng cai mới chỉ tranh tài ở một vài môn, và đến 25/11 mới chính thức khai mạc.

Ánh ảnh bệnh thành tích 

Có thể thấy sự cố hai cầu thủ tấn công trọng tài ở môn bóng rổ là câu chuyện ở một trận đấu và giải đấu cụ thể, mang tính tình huống cụ thể.  Thế nhưng nhìn rộng ra, đặt trong bối cảnh chung và thực tế ở các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, thì nó lại chính là hệ quả của căn bệnh thành tích đã trở thành một vấn nạn ở sự kiện thể thao quốc nội 4 năm tổ chức một lần. Còn nhớ, tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014,  môn vật cũng liên tiếp dính scanal tương tự, từ VĐV đánh trọng tài cho đến HLV cũng “tay bo” với người cầm cân nảy mực. 

Như một nghịch lý, cả ngành thể thao đều mặc định coi năm Đại hội khác hẳn những năm khác, và một tấm huy chương Đại hội vượt xa quốc gia, cho dù trên thực tế các giải đấu thuộc Đại hội không khác gì giải vô địch quốc gia theo môn. Các địa phương đơn vị, các HLV cho đến từng VĐV đều coi thành tích Đại hội là quan trọng nhất trong cả một chu kỳ 4 năm, mà họ phải quyết “ăn thua” tới cùng, kể cả bằng các chiêu thức ngoài chuyên môn. 

Nguy cơ về những hành vi phi thể thao, thậm chí bạo lực như ở môn bóng rổ luôn thường trực trong các cuộc đấu căng như dây đàn với nỗi ánh ảm thành tích, sự cay cú ăn thua được đẩy lên cao độ. Và sự thật, đó cũng chỉ là một trong hàng loạt vấn nạn nổi lên mỗi kỳ Đại hội, gắn với sức ép khủng khiếp từ căn bệnh thành tích. Như việc chèo kéo chuyển nhượng, mua bán VĐV thời vụ, rõ nhất như ở một số môn võ, hay hiện tượng xin cho, đổi chác huy chương, đặc biệt ở giai đoạn cuối khi thứ hạng của một vài đơn vị đã sớm được xác định rõ. 

Bởi thế, sự cố đáng xấu hổ của môn bóng rổ xảy đến ngay những ngày đầu Đại hội cũng báo hiệu một kỳ Đại hội phức tạp, khó lường, dự báo còn nhiều sự vụ bi hài. 

“Hội to” của riêng ngành thể thao  

Rất bi hài vì phải đến khi sự cố tệ hại hai cầu thủ tấn công trọng tài xảy ra, nhiều người mới biết rằng có một sự kiện rất “to” là  Đại hội TDTT toàn quốc tổ chức ở ngay Hà Nội. Mảng truyền thông cho cuộc đấu  vẫn được ví von là “ngày hội thể thao đỉnh cao, kết đọng cho chu kỳ 4 năm” được thực hiện quá chậm trễ, hời hợt, yếu kém khiến cho Đại hội gần như chỉ là việc riêng của ngành thể thao. 

Một sự thật phũ phàng về những khán đài trống vắng đã không thể tránh khỏi ở những môn thi đầu tiên như bóng rổ, bi sắt, khiêu vũ thể thao, cho dù BTC quyết định mở cửa tự do để mời mọi người vào xem. 

Câu chuyện “Đại hội ”- “Hội đại”  không khán giả ở những lần trước gần như chắc chắn sẽ tái diễn, bất chấp ngành thể thao đã có sự thay đổi căn bản khi chỉ tổ chức tập trung 36 môn ở một địa phương duy nhất là Hà Nội. Cách đây 4 năm, khán đài của các Cung thể thao hay Nhà thi đấu vừa được xây mới hay nâng cấp sửa chữa, ở Nam Định sang đến Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng hay lên Hà Nội, đều hiện diện những khoảng trống mênh mông. Nhiều môn như bóng rổ, bắn súng, thể dục dụng cụ, đua thuyền... nói chính xác là không hề có khán giả. Đến bóng đá nam cũng rơi vào tình trạng chỉ còn các đội bóng cùng người thân của họ tự động viên, cổ vũ nhau.  

Ánh Viên đăng ký dự 17 nội dung

Sức ép thành tích Đại hội, hay nói chính xác là căn bệnh thành tích thời vụ trước mặt mạnh đến mức nhiều địa phương phải chấp nhận tốn kém tiền của, hi sinh quy trình chuyên môn của VĐV theo kiểu dùng “dao mổ trâu giết gà”. 

Từ chuyện cầu thủ tấn công trọng tài ảnh 2

Điển hình như cách đây 4 năm, siêu kình ngư Ánh Viên đang tập huấn dài hạn ở Mỹ cũng phải tranh thủ trở về để lập nên một kỷ lục vô tiền khoáng hậu là giành tới 18 HCV cho thể thao quân đội. Chỉ có điều, không có thông số thành tích nào của Viên đạt tới mức HCV SEA Games.

Đại hội 2018, Viên sẽ tiếp tục trở về thi đấu. Cô đăng ký dự 17 nội dung, và gần như chắc chắn sẽ giành khoảng 15 HCV.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.