Tuyên Quang: 'Đánh thức' tiềm năng du lịch của huyện vùng cao Na Hang

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Huyện Na Hang phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Danh thắng Quốc gia Đặc biệt Na Hang-Lâm Bình thành trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu quốc gia.
Thác Mơ thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Thác Mơ thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Được tạo hóa ban tặng những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hệ thống rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú cùng với cộng đồng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, huyện miền núi Na Hang, tỉnh Tuyên Quang được nhắc đến như một điểm sáng với nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch.

Chính bởi vậy, huyện Na Hang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

Huyện Na Hang hiện có 12 dân tộc, mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa riêng.

Ông Hoàng Minh Đằng, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện, cho biết những năm gần đây, Na Hang luôn chú trọng gìn giữ, bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Huyện đã xây dựng kế hoạch khôi phục những làng nghề truyền thống về dệt thổ cẩm, nhất là những thôn, xã đã có nghề dệt như Đà Vị, Thượng Nông, Yên Hoa, Hồng Thái...

Các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm được mở tại các xã nhằm tạo ra các sản phẩm lưu niệm từ thổ cẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời, huyện tích cực gìn giữ các món ăn truyền thống, đặc sản của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Cũng theo ông Hoàng Minh Đằng, tại các xã có làng văn hóa du lịch cộng đồng như Hồng Thái, Thanh Tương, Năng Khả, Ban quản lý các làng này đã xây dựng các câu lạc bộ, đội văn nghệ dân tộc thường xuyên tập luyện các tiết mục văn nghệ dân gian như hát, múa Páo dung của người Dao; hát Then, Cọi của người Tày; múa Khèn của người Mông.

Các địa phương tái hiện những nghi thức truyền của đồng bào dân tộc thiểu số (lễ cấp sắc, lễ hội nhảy lửa...), các trò chơi dân gian của đồng bào (bắt cá bằng tay không, đánh pao, tung còn.. ) để du khách đến Na Hang được trải nghiệm.

Chị Đặng Thị Dương (chủ homestay Gốc Vải, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang) cho biết chị là người dân tộc Dao, khi bắt tay làm dịch vụ homestay, chị đã đặc biệt chuẩn bị, trang trí homestay bằng những sản phẩm dệt thổ cẩm của dân tộc mình.

Tới đây, chị sẽ thiết kế các khung dệt trong không gian homestay, tập hợp một số phụ nữ biết dệt thổ cẩm đến thực hành và trực tiếp hướng dẫn du khách trải nghiệm.

Không riêng sản phẩm dệt thổ cẩm, nhiều khách du lịch thích thú, chủ động tìm mua những sản phẩm khác như thực phẩm, vật phẩm trang trí của đồng bào về làm kỷ niệm. Đây cũng là cách giúp bà con có thêm thu nhập từ làm sản phẩm du lịch.

Xã Thượng Nông, huyện Na Hang có 70% dân cư là người dân tộc Tày. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã thành 10 câu lạc bộ dệt thổ cẩm và hát Then, vừa để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phục vụ làm du lịch.

Ông Hoàng Văn Cướng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thượng Nông, cho biết thành viên các Câu lạc bộ hát Then của xã chủ yếu là người trẻ, từ 14 đến 40 tuổi. Các câu lạc bộ thường xuyên tham gia giao lưu tại các lễ hội, phục vụ biểu diễn trên thuyền tại lòng hồ và các homestay trên địa bàn xã.

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng

Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Na Hang, cho biết huyện có trên 21.000ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thảm động thực vật phong phú, khu lòng hồ sinh thái trong xanh nằm gọn trong lòng 99 ngọn núi. Phần lớn các xã trên địa bàn huyện được thiên nhiên ban tặng những cảnh đẹp hùng vĩ, điển hình như xã Sơn Phú, Hồng Thái, Khau Tinh, Thanh Tương.

Để phát huy các giá trị của tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông từ trung tâm huyện Na Hang đến các xã nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.

Các cánh rừng nguyên sinh được chính quyền và nhân dân bảo vệ nghiêm ngặt. Địa phương thành lập nhiều đoàn khảo sát, lựa chọn một số thôn, bản để xây dựng địa điểm phục vụ du lịch, trong đó có các điểm quan sát, check in, điểm cắm trại, dã ngoại, nghỉ dưỡng, điểm du lịch mạo hiểm, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, hang động, thác nước...

Cũng theo ông Hiệp, trong thời gian tới, để khai thác các tiềm năng, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương, huyện sẽ tiếp tục thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2021-2025.

Huyện chú trọng tổ chức các hoạt động quảng bá, mời gọi chuyên gia tư vấn việc phát triển du lịch một cách bài bản, bền vững; khai thác có hiệu quả Danh thắng Quốc gia Đặc biệt Na Hang-Lâm Bình.

Huyện lấy du lịch sinh thái thiên nhiên là trung tâm để phát triển các chuỗi sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, du lịch sinh thái rừng, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa đậm bản sắc các dân tộc.

Bên cạnh đó, địa phương đưa các sản phẩm du lịch mới, hiện đại như bay dù lượn, bay khinh khí cầu, đua xe đạp, môtô nước, thi câu cá trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang... vào thử nghiệm để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với huyện.

Na Hang phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Danh thắng Quốc gia Đặc biệt Na Hang-Lâm Bình thành trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu quốc gia, tiến tới có thương hiệu quốc tế; xây dựng ít nhất một làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch; xây dựng hai sản phẩm du lịch đặc sắc, đặc trưng có thương hiệu để thu hút khách du lịch…

Huyện phấn đấu đến năm 2025, đón trên 350.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 2.000 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt trên 430 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.