Dữ liệu mới được công bố bao gồm tỷ lệ phá rừng ước tính tại 9 tiểu bang Amazon của Brazil, được thống kê bởi Dự án giám sát phá rừng Amazon hợp pháp vệ tinh (PRODES).
Đã có 9.762 km2 rừng nhiệt đới Amazon đã biến mất trong vòng 12 tháng tính đến tháng 7 năm 2019, theo thông cáo từ Viện Quốc gia về Nghiên cứu Vũ trụ (INPE) của Brazil. Tình trạng tàn phá rừng đã tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái và là tỷ lệ tổn thất cao nhất kể từ năm 2008, INPE cho biết.
Sự gia tăng tình trạng phá rừng diễn ra sau khi Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro lên nắm quyền vào tháng 10 năm 2018.
Chính quyền Bolsonaro đã bị chỉ trích vì thi hành chính sách khuyến khích làm kinh tế từ rừng Amazon, thậm chí từ chối 20 triệu USD viện trợ nước ngoài để tiến hành chữa cháy rừng.
Tốc độ phá rừng như hiện tại là "kết quả trực tiếp của chiến lược do chính quyền Bolsonaro thực hiện để phá dỡ Bộ Môi trường", theo Đài quan sát khí hậu - một mạng lưới các tổ chức bảo vệ môi trường ở Brazil.
"Mức độ phá rừng vượt xa tưởng tượng các báo cáo và mức độ tưởng tượng của chúng ta", Bộ trưởng Môi trường Brazil, ông Ricardo Sales nói trong cuộc họp báo của INPE.
Bộ trưởng Sales cho biết mức độ phá rừng ngày càng tăng là do các hoạt động bất hợp pháp như chăn thả gia súc, khai thác gỗ vì mục đích thương mại.
Vị quan chức nói thêm rằng Brazil cần "một nền kinh tế bền vững cho khu vực Brazil" để ngăn chặn mức độ phá rừng gia tăng.