UNESCO: Chỉ một nửa số chương trình giảng dạy quốc gia trên thế giới có đề cập đến biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo UNESCO, cơ quan giáo dục hàng đầu của Liên hiệp quốc, các hệ thống giáo dục hiện tại chưa thể giải quyết được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Lời cảnh báo được đưa ra trước cuộc họp chung đầu tiên giữa các Bộ trưởng Môi trường và Giáo dục trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 2021 COP26, Glasgow, vào ngày 5/11.  
UNESCO: Chỉ một nửa số chương trình giảng dạy quốc gia trên thế giới có đề cập đến biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Được giảng dạy theo giáo trình bài bản và phương pháp phù hợp có thể giúp người học hiểu về những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào môn học như địa lý, sinh học hay công nghệ chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với biến đổi khí hậu, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu, tham gia vào nỗ lực chung để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững SDGs.

Dữ liệu mới của UNESCO từ 100 quốc gia cho thấy chỉ có 53% chương trình giáo dục quốc gia trên thế giới đề cập đến biến đổi khí hậu, và lĩnh vực này hầu như luôn nhận được mức ưu tiên rất thấp.

Hơn nữa, không đến 40% số giáo viên được khảo sát bởi UNESCO nhận rằng bản thân có thể tự tin giảng dạy về mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng một phần ba cảm thấy có thể giải thích những tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực hoặc địa phương của mình.

Khủng hoảng khí hậu không còn là mối đe dọa cho một tương lai xa xôi, mà là một hiện trạng đang xảy ra toàn cầu. Không có giải pháp nào có thể có hiệu quả toàn diện mà thiếu đi sự tham gia của giáo dục. Mọi người học cần hiểu về biến đổi khí hậu và được trao quyền để trở thành một phần của giải pháp. Mọi giáo viên phải được phát triển năng lực giảng dạy về biến đổi khí hậu. Mọi địa phương cần phải quán triệt tư tưởng này.

Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO

Khi được hỏi về những thách thức của việc giảng dạy về biến đổi khí hậu, 30% trong số 58.000 giáo viên được khảo sát cho biết họ không có các phương pháp sư phạm phù hợp.

Để việc lồng ghép về biến đổi khí hậu trong chương trình phổ thông có thể triển khai hiệu quả, điều quan trọng là đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế giáo dục biến đổi khí hậu trong các con chữ khô khan, thay vào đó cần tăng cường các hoạt động tương tác trực tiếp với thiên nhiên, môi trường.

Hơn một phần tư số giáo viên được UNESCO khảo sát đồng tình rằng giáo dục khí hậu không phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho giảng dạy biến đổi khí hậu trong bối cảnh 737 triệu học sinh ở 66 quốc gia vẫn bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa toàn bộ hoặc một phần trường học.

Điều quan trọng là chúng ta phải trang bị cho thế hệ trẻ kiến ​​thức, hiểu biết và kỹ năng phù hợp cho một thế giới đang thay đổi. Chúng tôi sẽ khởi động Chiến lược Bền vững và Biến đổi Khí hậu tại COP26 và thông qua sự kiện này. Đây là cuộc họp lớn đầu tiên thuộc loại hình này giữa các Bộ trưởng Giáo dục và Môi trường, tôi muốn biết các quốc gia khác đang làm gì để đảm bảo tất cả chúng ta đều đang nỗ lực chống lại thay đổi khí hậu.

Ông Rt Hon Nadhim Zahawi, Bộ trưởng Giáo dục Vương quốc Anh

Giáo dục về khí hậu và tính bền vững cần phải được lồng ghép vào chương trình giảng dạy, vượt ra ngoài khái niệm đơn thuần về tính bền vững, góp phần tái tạo lại hệ thống giáo dục và toàn bộ hành tinh.

Ông Patrizio Bianchi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Italia

UNESCO đã quyết định bắt tay với Vương quốc Anh và Italia, các quốc gia đồng Chủ tịch của COP26, tổ chức sự kiện "Cùng nhau vì ngày mai: Giáo dục và Hành động vì Khí hậu", cuộc họp chung đầu tiên của các Bộ trưởng Giáo dục và Môi trường, trong khuôn khổ COP26 ở Glasgow vào ngày 5/11. Tại đây, UNESCO sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa hai lĩnh vực giáo dục và môi trường, đề xuất những sáng kiến tích hợp thành công biến đổi khí hậu trong các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, ở mọi cấp học.

Sự kiện này được xây dựng dựa trên phiên Giáo dục về Khí hậu cho Thanh niên do UNESCO và Bộ Giáo dục Italia phối hợp tổ chức, nơi các nhà hoạt động khí hậu trẻ đã thảo luận về giáo dục khí hậu chất lượng với sáu Bộ trưởng Giáo dục.

Theo UNESCO
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.