UNESCO công bố Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều ngày 24/5/2024, tại Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc (Hà Nội), Văn phòng UNESCO Hà Nội sẽ chính thức công bố Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với chủ đề "Công nghệ trong giáo dục: Công cụ cho những đối tượng nào?”
UNESCO công bố Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Lễ công bố Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2023 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với chủ đề "Công nghệ trong giáo dục: Công cụ cho những đối tượng nào?” tại Việt Nam dự kiến sẽ đón tiếp đại diện cấp cao của Bộ GD&ĐT và các đơn vị chức năng liên quan; các bộ ngành liên quan khác; cơ quan quản lý giáo dục địa phương; các cơ sở giáo dục; SEAMEO, các Đối tác phát triển, các hiệp hội; khu vực tư nhân và cơ quan truyền thông, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những người làm thực tế và các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân công tác trong lĩnh vực công nghệ trong giáo dục. Đây là cơ hội để thảo luận các khuyến nghị của báo cáo về bối cảnh giáo dục trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Năm 2023 đánh dấu nửa chặng đường của Chương trình nghị sự Giáo dục 2030. Trong số các yếu tố thúc đẩy quan trọng để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 4, chuyển đổi số đã trở thành một trong những ưu tiên của khu vực Đông Nam Á.

Đông Nam Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong việc áp dụng công nghệ số. Tiềm năng của việc mở rộng này đã được xác định để chuyển đổi giáo dục và đáp ứng tham vọng phát triển của khu vực, chẳng hạn như thông qua việc dạy kèm và kiểm tra cá nhân hóa, hệ thống quản lý học tập, học ngôn ngữ và phát triển kỹ năng.

Tại lễ công bố, đại biểu tham dự có thể tiếp cận những phát hiện chính trong Báo cáo Giáo dục Toàn cầu của UNESCO khu vực Đông Nam Á năm 2023; những điển hình trong khu vực về sử dụng công nghệ trong giáo dục; kinh nghiệm của Việt Nam và thảo luận về tính phù hợp của các khuyến nghị cấp khu vực trong báo cáo.

Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu năm 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đóng vai trò là nguồn tài nguyên quan trọng khi chúng ta nghiên cứu về lộ trình chuyển đổi số. Báo cáo nêu bật tiềm năng của công nghệ trong việc cải thiện việc học tập, thúc đẩy các phương pháp sư phạm mới, tăng khả năng tiếp cận, và giúp cho công tác quản lý giáo dục trở nên hiệu quả hơn. Báo cáo cũng làm sáng tỏ những thách thức đòi hỏi chúng ta phải chú ý, trong đó có các vấn đề về khả năng tiếp cận, công bằng, hòa nhập, chất lượng, quản trị và thể chế, cũng như sự cần thiết phải có các chính sách thích ứng trước những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ.

Được biên soạn bởi Nhóm Chủ nhiệm Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu tại UNESCO, hợp tác với Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) và với sự đóng góp của EdTech Hub, Báo cáo Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu năm 2023 khu vực Đông Nam Á chứa đựng các nội dung phân tích của 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Một trong 9 nghiên cứu điển hình quốc gia được thực hiện làm chất liệu cho báo cáo đã được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện.

Báo cáo ghi nhận sự chú trọng dành cho công nghệ ở Đông Nam Á nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, điều này được phản ánh qua việc tập trung vào phát triển kỹ năng số và đầu tư vào kết nối mạng. Báo cáo kêu gọi chính phủ các quốc gia đặt câu hỏi liệu việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục có: phù hợp, giúp cải thiện việc học tập hay không; công bằng, không bỏ ai lại phía sau hay không; nhân rộng, dựa trên minh chứng và đánh giá khoa học về chi phí và tính bền vững, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về hậu quả xã hội và môi trường hay không.

Thành lập vào năm 2002, Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu là một báo cáo độc lập, do UNESCO chủ biên và phát hành hàng năm. Báo cáo nhằm mục đích theo dõi tiến độ hướng tới các chỉ tiêu giáo dục trong khuôn khổ Mục tiêu Phát triển Bền vững, đồng thời là tài liệu tham khảo chính thống và phân tích toàn diện để giám sát và đánh giá giáo dục trên phạm vi toàn cầu.

Với 18 kỳ báo cáo được phát hành từ năm 2002, mỗi ấn phẩm hàng năm đều có một nội phần báo cáo tiến độ thực hiện 10 chỉ tiêu thuộc MTPTBV 4 và một phần chuyên đề, trong đó tập trung vào một chuyên đề chính để góp phần hiện thực hóa MTPTBV 4, do Ban cố vấn quốc tế của Báo cáo GSGDTC quyết định. Báo cáo GSGDTC 2023 tập trung vào chủ đề Công nghệ trong Giáo dục.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).