UNESCO: Giáo dục là chìa khóa để giải quyết chủ nghĩa bài Do Thái

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một trạm cắt tóc đơn giản được dựng lên và trưng bày tại Trung tâm Tưởng niệm Holocaust dành cho người Do Thái ở Cộng hòa Bắc Macedonia. Thông qua các hiện vật thường ngày, sinh viên và thanh niên có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống bình thường của người Do Thái trước thời điểm xảy ra cuộc thảm sát. Những bài học về lịch sử được kỳ vọng giúp giới trẻ loại bỏ những suy nghĩ, tư tưởng thù hận và phân biệt đối xử với người Do Thái.
(Ảnh: UNESCO)
(Ảnh: UNESCO)

Các đồ tạo tác cá nhân khơi gợi sự tò mò và đồng cảm, nâng cao hiểu biết liên văn hóa và tư duy phản biện, khi người học được khuyến khích đặt câu hỏi về cuộc sống và câu chuyện của những cá nhân sở hữu và sử dụng từng đồ vật.

Báo cáo gần đây về sự thù địch diễn ra trên không gian mạng đã cho thấy chủ nghĩa bài Do Thái đang hiện hữu mạnh mẽ, ảnh hưởng đến tinh thần, đe dọa sự an toàn, hạnh phúc của người Do Thái, và phá hoại nhân quyền của toàn xã hội. Bối cảnh bất ổn của đại dịch COVID-19 phần nào đẩy mạnh tuyên truyền, củng cố những định kiến ​​và thuyết âm mưu có nguồn gốc sâu xa về cộng đồng này, với sự cố chấp cũng như thông tin sai lệch.

Khi tình trạng phân biệt đối xử và các hình thức ngôn từ kích động thù địch gia tăng trên toàn cầu, UNESCO và các đối tác cam kết giải quyết vấn đề chống chủ nghĩa bài Do Thái như một mối quan tâm trước mắt và đầu tư cho giáo dục lâu dài. Trong khuôn khổ giáo dục công dân toàn cầu, những nỗ lực này xây dựng kiến ​​thức và nhận thức về chủ nghĩa bài Do Thái, bao gồm nguồn gốc, bản chất và lịch sử của chủ nghĩa này, cũng như những hành động quá khích, khuôn mẫu và lý thuyết âm mưu đang ngày càng phổ biến, giúp người học có thể nhận diện chủ nghĩa bài Do Thái và chống lại tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa này.

Trong chuỗi hội nghị nâng cao năng lực khu vực đầu tiên vào ngày 26 và 27/4/2021, UNESCO phối hợp với Văn phòng Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền ODIHR của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE đã đào tạo hơn 65 nhà hoạch định chính sách, giảng viên và thành viên của các tổ chức xã hội dân sự về cách giải quyết chủ nghĩa bài Do Thái thông qua giáo dục ở Đông Nam Âu. Tiếp theo đó là hội thảo quốc gia dành cho các nhà giáo dục ở Bắc Macedonia vào ngày 28/4/2021.

Hội nghị và hội thảo đã nhấn mạnh cách giáo dục về chủ nghĩa bài Do Thái giúp chống lại những thành kiến, ​​bằng cách xây dựng khái niệm ‘một nhân loại’, đề cao sự tôn trọng đối với những khác biệt và tương đồng giữa các dân tộc. Bà Ana Luiza Thompson-Flores, Giám đốc Văn phòng khu vực của UNESCO về Khoa học và Văn hóa ở Châu Âu, nhấn mạnh rằng giáo dục có một vai trò cơ bản trong nâng cao tư duy phản biện của thanh niên chống lại các tư tưởng cực đoan bạo lực và ngôn từ kích động thù địch.

UNESCO và ODIHR đã cùng nhau xây dựng văn bản hướng dẫn đầu tiên cho các nhà hoạch định chính sách về giải quyết chủ nghĩa bài Do Thái thông qua giáo dục vào năm 2018, tiếp theo là bốn chương trình đào tạo cấp Hiệu trưởng và các nhà giáo dục tiểu học, trung học và dạy nghề vào năm 2020. Các hoạt động này góp phần vào Chiến lược và Kế hoạch Hành động của Liên hợp quốc, giúp tăng cường nỗ lực của Liên hợp quốc trong nhiệm vụ giải quyết nguyên nhân gốc rễ, hỗ trợ trao quyền cho thế hệ công dân kỹ thuật số mới về chống Phát ngôn thù địch.

Hơn nữa, giữa bối cảnh đại dịch, tư duy phản biện cũng như kiến ​​thức truyền thông và thông tin cũng giúp thế hệ trẻ không rơi vào bẫy 'tin tức giả', thông tin sai lệch và thuyết âm mưu không gian mạng. Tiến sĩ John Cook (Đại học Monash, Úc) khuyên các nhà giáo dục có thể khuyến khích học viên suy nghĩ hợp lý, đặt câu hỏi và kiểm tra thực tế, đồng thời cảnh báo trước cho học viên về lý lẽ đằng sau các thuyết âm mưu phổ biến nhất.

Khi chủ nghĩa bài Do Thái tiếp tục đe dọa các cá nhân và cộng đồng Do Thái, thúc đẩy các hệ tư tưởng cực đoan bạo lực, cộng đồng quốc tế bắt buộc phải hỗ trợ sự phát triển kiến ​​thức, kỹ năng và sự tự tin của các nhà giáo dục để giảng dạy và chống lại chủ nghĩa này.

Hội nghị khu vực có sự tham gia của đại diện Albania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Hy Lạp, Malta, Montenegro, Cộng hòa Moldova, Bắc Macedonia, Romania, Serbia và Slovenia. Sự kiện được tài trợ bởi Chính phủ Bulgaria, Canada, Đức, Hoa Kỳ và các Quốc gia Thành viên tham gia OSCE khác.

Theo UNESCO
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.