UNESCO kêu gọi bảo vệ nhà báo môi trường, chống tin giả khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một báo cáo mới được UNESCO công bố nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5) đã nêu bật tình trạng báo động về gia tăng bạo lực và đe dọa đối với các nhà báo đưa tin về biến đổi khí hậu, môi trường.
UNESCO kêu gọi bảo vệ nhà báo môi trường, chống tin giả khí hậu. Ảnh: UNESCO
UNESCO kêu gọi bảo vệ nhà báo môi trường, chống tin giả khí hậu. Ảnh: UNESCO

Báo cáo mang tên Press and Planet in Danger (tạm dịch: Báo chí và hành tinh đang gặp nguy hiểm) cho thấy ít nhất 749 nhà báo hoặc cơ quan truyền thông chuyên về các vấn đề môi trường đã bị tấn công trong 15 năm qua. Các hình thức tấn công bao gồm giết người, bạo lực thể xác, giam giữ, quấy rối và tấn công pháp lý. Đáng lo ngại hơn, số vụ tấn công tăng 42% trong giai đoạn 2019-2023 so với năm năm trước đó, với hơn 300 vụ được ghi nhận.

Báo cáo cũng chỉ ra sự gia tăng đáng kể các vụ tấn công vật lý đối với nhà báo môi trường, với 353 vụ trong 15 năm qua. Riêng trong giai đoạn 2019-2023, con số này chiếm một nửa với 183 vụ. Điều đáng báo động hơn nữa là tỷ lệ miễn tội đối với các vụ sát hại nhà báo môi trường lên tới gần 90%, với chỉ năm trong số 44 vụ được kết án.

Kết quả khảo sát của UNESCO với hơn 900 nhà báo môi trường cho thấy 70% đã phải đối mặt với các hình thức tấn công, đe dọa hoặc áp lực liên quan đến công việc. Trong số này, 40% đã bị bạo lực thể xác, nữ nhà báo dường như dễ bị quấy rối hơn nam giới.

Bên cạnh bạo lực, thông tin sai lệch về khí hậu trực tuyến cũng đang gia tăng, cản trở nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Để giải quyết những thách thức này, UNESCO kêu gọi thực hiện một số biện pháp, bao gồm: hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nhà báo môi trường; quản trị tốt hơn các nền tảng kỹ thuật số; nâng cao nhận thức của công chúng.

UNESCO sẽ công bố Lộ trình toàn cầu chống lại thông tin sai lệch về khí hậu, vạch ra các hành động cụ thể mà các bên liên quan có thể thực hiện để hỗ trợ các nhà báo và thúc đẩy tính toàn vẹn của thông tin về môi trường và biến đổi khí hậu.

Theo UNESCO
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.