UNESCO hỗ trợ gần một triệu đô la Mỹ thúc đẩy kinh tế sáng tạo ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức UNESCO sẽ trao 900.000 USD cho 11 dự án thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo toàn cầu vào năm 2023. Số tiền được trích từ Quỹ Quốc tế về Đa dạng Văn hóa IFCD (International Fund for Cultural Diversity) của tổ chức.
Phiên họp lần thứ 16 Uỷ ban liên Chính phủ (UBLCP) Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá (Công ước 2005). Ảnh: TTXVN
Phiên họp lần thứ 16 Uỷ ban liên Chính phủ (UBLCP) Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá (Công ước 2005). Ảnh: TTXVN

Quyết định này đã được công bố trong phiên họp thứ 16 của Ủy ban Liên chính phủ (UBLCP) Công ước về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa của UNESCO.

Các dự án của IFCD 2023 bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như: khuếch đại tiếng nói của các nhà làm phim bản địa ở Argentina; sửa đổi chính sách văn hóa quốc gia hiện tại của Ghana; thu thập dữ liệu, số liệu thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại Pakistan để tăng cường hoạch định chính sách.

Quyết định của UBLCP về việc hỗ trợ các dự án từ 11 quốc gia cũng phù hợp với cam kết mới của UNESCO, đó là tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực văn hóa và sáng tạo, hiện nay vẫn đang trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Botswana, Ai Cập, Ghana và Pakistan là các quốc gia lần đầu tiên nhận được hỗ trợ từ IFCD. Kể từ năm 2010, Quỹ đã hỗ trợ lĩnh vực văn hóa và sáng tạo lên đến 10,3 triệu USD, được phân bổ cho 140 dự án ở các nước đang phát triển.

Đối tượng thụ hưởng của IFCD 2023:

1. Argentina: Khuếch đại tiếng nói của nhà làm phim bản địa, do Viện các vấn đề bản địa quốc gia (National Institute for Indigenous Affairs) đứng đầu.

2. Barbados: Xây dựng bản đồ các ngành công nghiệp văn hóa của Barbados, tăng cường chính sách văn hóa toàn diện, do Bộ Văn hóa và Văn phòng Thủ tướng chủ trì.

3. Botswana: Kiến tạo thị trường văn hóa, được Quỹ Tác động phi chính phủ (Impact Fund Limited) dẫn đầu.

4. Chile: Thiết lập mạng lưới quan hệ đối tác giữa các đại lý văn hóa phía Nam.

5. Colombia: Đầu tư vào nền truyện tranh Colombia.

6. Côte d’Ivoire – Impala: Củng cố ngành công nghiệp phim tài liệu ở 11 quốc gia châu Phi thông qua phân phối, phát triển dự án và tài trợ, dưới sự điều phối của tổ chức phi chính phủ Africadock Côte d'Ivoire.

7. Ai Cập: Phòng thí nghiệm Văn hóa phát triển, hỗ trợ các chuyên gia sáng tạo để thúc đẩy phát triển bền vững, do tổ chức phi chính phủ Alwan wa Awtar đứng đầu.

8. Ghana: Rà soát chính sách Văn hóa năm 2004 do Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa chủ trì.

9. Nigeria: Đại học Bang Osun tại thành phố Osogbo thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của phụ nữ và thanh niên thông qua nghệ thuật truyền miệng Yoruba (Yoruba Oral Arts) ở Tây Nam Nigeria.

10. Pakistan: Đại học Quốc gia Beaconhouse (BNU) thực hiện thu thập dữ liệu giữa các cơ quan thống kê quốc gia và tiểu bang, giúp cải thiện việc hoạch định chính sách trong ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

11. Tunisia: Trao quyền cho những người hành nghề tự do trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa ở Tunisia, do tổ chức phi chính phủ Prod’it lãnh đạo./.

Theo UNESCO
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.