UNESCO tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục đa ngôn ngữ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào ngày Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ 21/2, UNESCO đã tổ chức nhiều hoạt động trên toàn cầu nhằm tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục đa ngôn ngữ.
Các lớp học tiểu học được đặc biệt quan tâm.
Các lớp học tiểu học được đặc biệt quan tâm.

Theo UNESCO, trẻ em nên được dạy bằng tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu tiên đi học, và có thể kết hợp cùng một ngôn ngữ giảng dạy khác, được gọi là giáo dục đa ngôn ngữ.

Theo báo cáo về bất bình đẳng thế giới trong giáo dục của tổ chức, trẻ em được dạy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ có khả năng đọc hiểu cao hơn 30% vào năm cuối tiểu học, so với những trẻ được dạy bằng ngôn ngữ hoàn toàn mới. Bằng chứng cho thấy: việc được giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ sẽ cải thiện các kỹ năng xã hội của trẻ.

Để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng học tập toàn cầu hiện nay, đồng thời bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ, UNESCO kêu gọi các chính phủ thực hiện giáo dục đa ngôn gữ dựa trên tiếng mẹ đẻ ngay từ những năm học đầu tiên.

Hỗ trợ Châu Phi, lục địa có sự đa dạng ngôn ngữ cao nhất

UNESCO lên tiếng yêu cầu cộng đồng quốc tế hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong chiến dịch phát triển học tập đa ngôn ngữ. Một báo cáo gần đây của UNESCO “Born To Learn” (Sinh ra để học tập), cho thấy cứ năm trẻ em thì chỉ có một trẻ được dạy bằng tiếng mẹ đẻ ở Châu Phi. Điều này gây bất lợi cho kết quả học tập ở châu lục này, nơi chỉ 1/5 học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về đọc, viết và toán ngay cả khi đã hoàn thành bậc tiểu học.

UNESCO chỉ ra sự cải thiện vượt bậc của Mozambique, quốc gia gần đây đã mở rộng giáo dục song ngữ tới 25% số trường học với chương trình đào tạo giáo viên mới. Trẻ em học ở những trường này có thành tích cao hơn khoảng 15% về đọc và toán cơ bản. Để thành công này lan rộng ra toàn châu lục, cộng đồng quốc tế cần huy động thêm quỹ cho các nước châu Phi đầu tư vào giáo dục.

Vào Ngày Quốc tế Ngôn ngữ Mẹ đẻ, UNESCO cũng nhắc nhở thế giới về tầm quan trọng của việc bảo vệ các ngôn ngữ bản địa. Ít nhất 40% trong số hơn 6.700 ngôn ngữ được sử dụng trên khắp thế giới đang bị đe dọa biến mất trong dòng chảy thời gian dài do không mấy người còn sử dụng.

UNESCO đang triển khai Thập kỷ Ngôn ngữ Bản địa 2022-2032, một kế hoạch hành động mười năm nhằm thu hút sự chú ý của thế giới đối với sự mất mát nghiêm trọng của các ngôn ngữ bản địa và nhu cầu cấp thiết để bảo tồn, hồi sinh và tôn vinh chúng./.

Theo UNESCO
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.