Điện ảnh là cầu nối hợp tác
Ba bên đã thảo luận về một sáng kiến chung mới để thúc đẩy phụ nữ sáng tạo. Tính di động trong công việc và sản xuất đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự nghiệp của các nghệ sĩ và các chuyên gia văn hóa. Bà Kawase khẳng định UNESCO và Nhật Bản có thể đóng một vai trò tích cực trong vấn đề này.
10 nữ chuyên gia trẻ trong lĩnh vực điện ảnh đến từ châu Phi sẽ tham gia một dự án kéo dài 2 tuần tại Nhật Bản. Dự án này được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, là kết quả của Hội thảo quốc tế Tokyo lần thứ 7 về Phát triển châu Phi (TICAD) vào 29/8 tại Yokohama, Nhật Bản. Tổng Giám đốc Audrey nhận định đây là một bước tiến mới tại TICAD để hỗ trợ ngành công nghiệp điện ảnh ở châu Phi. Sự hợp tác đột phá này giữa UNESCO và Liên hoan phim quốc tế Nara, với sự hỗ trợ hào phóng của Chính phủ Nhật Bản, là một cách thực sự sáng tạo để tăng cường tính di động, tầm nhìn và sự đoàn kết. Từ đó khai sinh ra các mạng lưới sáng tạo năng động xuyên biên giới.
Cố vấn nữ xuyên biên giới
Tháng 12/2019, UNESCO bắt đầu tìm kiếm các nữ đạo diễn dưới 35 tuổi từ 5 quốc gia châu Phi - Burkina Faso, Kenya, Nigeria, Senegal và Nam Phi – những người mong muốn thăng tiến sự nghiệp trên trường quốc tế. 10 đạo diễn được chọn, mỗi quốc gia có 2 đại diện, sẽ dành hai tuần (30/3 đến 12/4/2020) tại làng Tawara (quận Nara) nơi đạo diễn Kawase quay bộ phim Khu rừng tang tóc (giành giải Grand-Prix tại Liên hoan phim Cannes 2007).
Từ quay chụp đến chỉnh sửa, những người tham gia dự án sẽ hợp tác và tương tác với các đồng nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của đạo diễn Naomi Kawase cũng như các huấn luyện viên chuyên nghiệp từ Liên hoan phim quốc tế Nara. Họ cũng sẽ làm việc với các sinh viên điện ảnh trẻ từ Nhật Bản. Bằng cách tạo điều kiện các nghệ sĩ này phối hợp ở các giai đoạn khác nhau của sự nghiệp, chương trình nhằm tạo ra một diễn đàn, nơi nhóm các nữ cố vấn chuyên nghiệp và người tham gia cùng chia sẻ kiến thức và niềm đam mê điện ảnh bất chấp sự khác biệt về văn hóa.
Các bộ phim tài liệu do người tham gia dự án sản xuất sẽ được trình chiếu tại phiên tiếp theo của NIFF vào tháng 9/2020. Đây được coi như cơ hội thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp của những nghệ sĩ mới nổi này.
Dự án là một phần của các sáng kiến khác nhau của UNESCO để phát triển sự sáng tạo trên toàn thế giới thông qua quản trị văn hóa tốt hơn và mạng lưới học tập đồng đẳng.
Tổng Giám đốc UNESCO nhấn mạnh: “Châu Phi đang bùng nổ với sự xuất hiện của nhiều tài năng. Những gì chúng ta cần quan tâm hơn là cấu trúc ngành công nghiệp và hỗ trợ trao đổi văn hóa để có thể giúp các nữ nghệ sĩ tiếp cận thị trường mới, tăng cường và mở rộng công chúng của họ. Tôi rất hy vọng rằng những dự án tương tự có thể được tiếp tục triển khai trong tương lai lâu dài”.