Xây dựng tương lai kỹ thuật số cho giáo dục
Sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số đang tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống, và giáo dục cũng không ngoại lệ. Nhằm đảm bảo tương lai giáo dục công bằng, toàn diện và bền vững, UNESCO đã tổ chức hội thảo Tương lai giáo dục kỹ thuật số, quy tụ các chuyên gia giáo dục từ nhiều quốc gia. Bà Stefania Giannini, trợ lý Tổng Giám đốc giáo dục của UNESCO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với những thay đổi do công nghệ mang lại.
Chương trình đã thảo luận về nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với giáo dục kỹ thuật số từ các quốc gia khác nhau. Brazil và Thái Lan tập trung vào việc tích hợp kết nối, nội dung và năng lực như những trụ cột chính trong chiến lược giáo dục kỹ thuật số quốc gia. Trong khi đó, Ai Cập ưu tiên phát triển tài liệu học tập kỹ thuật số để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận giáo dục. Ethiopia tập trung vào vai trò của các trường đại học trong việc dẫn đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và số hóa nội dung giáo dục. Ghana đề cao việc phát triển năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên thông qua khung năng lực.
Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới. Ảnh: UNESCO |
Bên cạnh những lợi ích của công nghệ, hội thảo cũng đề cập tầm quan trọng của đảm bảo an toàn và nhân quyền trong giáo dục kỹ thuật số. Ông Villano Qiriazi, Trưởng phòng Giáo dục tại hội đồng châu Âu đã giới thiệu Đạo luật Trí tuệ Nhân tạo của EU và khung pháp lý khu vực về AI, đồng thời ủng hộ cách tiếp cận dựa trên nhân quyền đối với việc sử dụng AI trong giáo dục.
Thực trạng và định hướng tương lai
Dự án Trường học công nghệ cho tất cả mọi người là ví dụ điển hình cho những nỗ lực quốc tế trong việc thúc đẩy giáo dục kỹ thuật số. Dự án được triển khai tại các quốc gia như Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Brazil và Thái Lan, nâng cao năng lực cho giáo viên, tạo dựng môi trường học tập hòa nhập và ứng dụng công nghệ hiệu quả.
Giai đoạn đầu tiên của dự án (2020-2024) đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các quốc gia tham gia đã nhận sự gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục kỹ thuật số, cải thiện chất lượng dạy học và trao quyền cho giáo viên.
Giai đoạn đầu tiên của dự án đã đạt được những thành tựu. Ảnh: wavebreakmedia/Shutterstock.com |
Giai đoạn hai của dự án (2024-2029) sẽ tiếp tục củng cố những thành quả đã đạt được và mở rộng quy mô sang các quốc gia khác. Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng hệ sinh thái giáo dục kỹ thuật số toàn diện, lấy con người làm trung tâm, đảm bảo sự hòa nhập và công bằng trong giáo dục.
Nâng tầm giáo dục phổ thông qua trường học công nghệ
UNESCO phối hợp với các đối tác cùng đổi mới giáo dục phổ thông qua mô hình trường học mở kỹ thuật số. Sáng kiến này kết hợp công nghệ và năng lực con người để tạo môi trường học tập linh hoạt, toàn diện và chất lượng, đồng thời củng cố giáo dục toàn diện cả thể chất và trí tuệ.