UNESCO: Sáu dự án mới thúc đẩy xã hội tri thức toàn diện tại bốn châu lục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo đề xuất của Chương trình Thông tin cho Tất cả (Information for All Programme’s - IFAP), sáu trong số 26 dự án đệ trình tại cuộc họp bất thường của Văn phòng IFAP đã được chọn.
Dự án hỗ trợ mọi người tiếp cận được nhiều thông tin hơn
Dự án hỗ trợ mọi người tiếp cận được nhiều thông tin hơn

IFAP là chương trình liên chính phủ của UNESCO, nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên thúc đẩy xã hội công bằng thông qua tiếp cận thông tin và kiến thức phổ cập.

Các dự án khả thi nhất sẽ được tiến hành để hỗ trợ người dân các nước Georgia, Ấn Độ, Iran, đảo Jamaica, Libya và Sri Lanka tiếp cận thông tin một cách toàn diện, tin cậy nhất. Các sáng kiến sẽ đóng góp vào sáu lĩnh vực ưu tiên của IFAP: kiến thức phổ cập, khả năng tiếp cận thông tin, bảo tồn thông tin, tin chính thống, thông tin vì sự phát triển và đa ngôn ngữ.

Tin tức là công cụ để trao quyền cho xã hội, tăng cơ hội phát triển và cho phép tạo ra giá trị kinh tế xã hội. IFAP tập trung vào các vấn đề cơ bản, không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin mà còn cần đảm bảo rằng thông tin luôn sẵn có, đáng tin cậy và có lợi cho nhóm người yếu thế.

Trao quyền cho phụ nữ thông qua phương tiện truyền thông và phổ cập tri thức

Tại Iran, sáng kiến này sẽ hỗ trợ đánh giá cấp quốc gia về các kỹ năng hiểu biết thông tin và truyền thông (media and information literacy - MIL) của phụ nữ, cũng như khả năng đóng góp của họ vào các chiến lược, chính sách, chương trình quốc gia của MIL.

Ở Ấn Độ, dự án tập trung vào xây dựng năng lực kỹ thuật số, trao quyền cho các nữ doanh nhân ở nông thôn. Dự án sẽ xây dựng "Chương trình phát triển doanh nhân nữ nông thôn", theo một lộ trình thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho phụ nữ nơi đây bằng cách sử dụng các kỹ năng số.

Dự án được thực hiện tại Georgia nhằm mục đích cải thiện các kỹ năng hiểu biết về thông tin và kỹ thuật số của phụ nữ, trẻ em gái vùng sâu vùng xa. Để đạt được mục đích này cần tổ chức nhiều sự kiện nâng cao năng lực và các cơ hội đào tạo.

Bảo vệ thư viện và thúc đẩy phát thanh cộng đồng trong thời đại kỹ thuật số

Sáng kiến ​​được áp dụng tại đảo Jamaica nhằm hỗ trợ đài phát thanh cộng đồng, góp phần bảo tồn di sản tư liệu và di sản văn hóa phi vật thể tại thị trấn Maroon. Dự án sẽ phát triển trang web và ứng dụng của đài phát thanh cũng như dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu. Ngoài ra, sáng kiến trên còn giúp mọi tình nguyện viên của đài phát thanh nâng cao năng lực, 70% trong số đó là phụ nữ.

Thông qua một dự án khác, Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Lịch sử Libya sẽ xác định các phương pháp khoa học để bảo tồn và quảng bá rộng rãi những tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng về lịch sử đất nước Libya.

Tại Sri Lanka, IFAP hỗ trợ tự động hóa thư viện lâu đời nhất ở Nam Á, quản lý bộ sưu tập thư viện của Bảo tàng Quốc gia, cung cấp công cụ tham khảo thân thiện với người dùng, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế./.

Theo UNESCO
Vì sao phim hành động Việt Nam '578: Phát đạn của kẻ điên' được thị trường quốc tế đón nhận?
Vì sao phim hành động Việt Nam '578: Phát đạn của kẻ điên' được thị trường quốc tế đón nhận?
(Ngày Nay) - Sau khi công chiếu trong nước, phim hành động “578: Phát đạn của kẻ điên” tiếp tục được phát hành tại nhiều thị trường lớn trên thế giới, ghi dấu ấn trở thành phim hành động đầu tiên của Việt Nam được phát hành tại châu Âu. Vậy nhờ đâu, một bộ phim hành động đến từ Việt Nam lại vươn xa như thế?
EU nhất trí với kế hoạch mua chung vũ khí cho Ukraine
EU nhất trí với kế hoạch mua chung vũ khí cho Ukraine
Ngày 20/3, các ngoại trưởng của Liên minh châu (EU) đã nhất trí với sáng kiến hỗ trợ đạn dược cho Ukraine trị giá 2 tỷ USD. Sáng kiến này được cho là giúp EU đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc, khi đảm bảo hỗ trợ 1 triệu đạn pháo cho Ukraine trong 12 tháng tới, đồng thời bổ sung thêm vũ khí cho kho dự trữ của EU.