UNESCO: Thành tựu giáo dục bị hạn chế do thiếu đầu tư cho sức khỏe

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mặc dù đầu tư vào sức khỏe và dinh dưỡng học đường có tác động tích cực đáng kể đến thành tích học tập của trẻ em, nhưng theo khảo sát, một phần ba số trường trên thế giới không đáp ứng được điều kiện về nước uống và vệ sinh cơ bản.
UNESCO: Thành tựu giáo dục bị hạn chế do thiếu đầu tư cho sức khỏe

Học sinh được hưởng nền giáo dục tốt nhất trong môi trường học tập an toàn và lành mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu các điều kiện đảm bảo sức khỏe và vui chơi an toàn. UNESCO đang kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các quốc gia đầu tư vào chất lượng y tế, dinh dưỡng, bảo trợ xã hội tại trường học – vì trẻ em xứng đáng có một môi trường để phát huy hết khả năng của mình.

Theo báo cáo "Sẵn sàng học tập và phát triển: Sức khỏe và dinh dưỡng học đường trên toàn thế giới", việc nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường khuyến khích trẻ em đi học, ở lại trường. Chỉ riêng thực đơn ở trường đã làm tăng tỷ lệ nhập học và tỷ lệ đi học đầy đủ lần lượt là 9% và 8%.

Báo cáo nhấn mạnh, tất cả các biện pháp này mang lại lợi tức đầu tư đáng kể cho các quốc gia, bên cạnh việc cải thiện cuộc sống hàng ngày và điều kiện học tập của trẻ em.

Đầu tư thiếu và không đồng đều

Chín trên mười quốc gia trên thế giới đầu tư cho các chương trình dinh dưỡng và y tế học đường, tuy nhiên sự đầu tư này không đồng đều giữa các vùng và thường không đủ so với nhu cầu thực tế. Tổng số ngân sách chi cho trang thiết bị giáo dục của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình rơi vào khoảng 210 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Trong khi đó, trên toàn cầu, chỉ có 2 tỷ đô la Mỹ được đầu tư để giải quyết các nhu cầu về sức khỏe của trẻ em trong độ tuổi đi học.

Hiện nay, gần 31% các trường học không có nước sạch và các công trình vệ sinh cơ bản. Điều này có nghĩa 584 triệu trẻ em bị hạn chế hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ nước uống cơ bản, 73 triệu học sinh không được cung cấp bữa ăn tại trường.

Giải pháp phù hợp với nhu cầu địa phương

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tổ chức Lương thực Thế giới (WFP) kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hành động để bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, hạnh phúc của học sinh. Tất cả các bên liên quan được khuyến khích tập trung vào các biện pháp can thiệp chính, phù hợp với bối cảnh, nhu cầu của địa phương, bao gồm: cung cấp bữa ăn tại trường; tiêm chủng; tẩy giun; hỗ trợ tâm lý xã hội; giáo dục kỹ năng sống về bảo vệ, nâng cao sức khỏe; duy trì môi trường học tập an toàn, lành mạnh.

Theo UNESCO
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.