Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh

Tại Việt Nam, ung thư tế bào gan có tần suất mới mắc và tỉ lệ tử vong đứng đầu trong các bệnh lý ung thư.
Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh
Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh

Từ 70 đến 90% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử bệnh gan mạn tính và xơ gan. Do đó, có thể phòng ngừa ung thư gan bằng tiêm phòng viêm gan siêu vi và hạn chế các yếu tố nguy cơ đặc biệt là rượu và chất độc thực phẩm.

Ung thư gan đứng ở hàng đầu!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, năm 2018, ung thư gan là một trong năm loại ung thư gây tử vong hàng đầu với gần 800.000 ca mỗi năm.

Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan cũng gia tăng rất nhanh: Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên 9.400 ca năm 2010, đến năm 2018, ung thư gan mới mắc ở hai giới là 25.335 ca, trong đó nam giới chiếm 19.500 ca, và số tử vong gần tương đương với số ca mắc mới. Tỷ lệ tử vong của ung thư gan rất cao do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện quá muộn, ở giai đoạn cuối, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế.

Cũng theo thống kê của WHO, tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng đầu các loại ung thư, và đứng thứ ba thế giới, sau Mông Cổ và Lào.

Nguyên nhân chính là viêm gan siêu vi  

Thống kê y học của nhiều trung tâm, cơ sở y tế trên khắp thế giới đều cho chung một kết luận về nguyên nhân ung thư gan là: Từ 80 đến 90% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử bệnh gan mạn tính và xơ gan, với các yếu tố nguy cơ chính bao gồm viêm gan B, viêm gan C, bệnh gan mãn tính do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).

Các yếu tố nguy cơ khác ít hơn là ăn thực phẩm bị nhiễm đọc chất như aflatoxin, nitrosamin..và các bệnh lý nội tiết-chuyển hóa khác như béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…

Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh ảnh 1

Rất khó chữa lành

Cũng như các loại ung bướu khác, điều trị ung thư gan tùy theo trường hợp cụ thể có thể áp dụng các phương pháp như:

* Phẫu thuật

Được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện trong giai đoạn sớm, không có tiền sử xơ gan. Có 3 loại phẫu thuật điều trị ung thư gan:

Cắt gan: Có tỷ lệ tử vong thấp và thời gian sống dài sau mổ đạt 50 – 60%. Các phẫu thuật có thể chọn là: phương pháp Lortat-Jacob (tách các mạch máu cuống gan và trên gan rồi cắt gan); phương pháp Tôn Thất Tùng (cắt gan bằng cầm máu và thắt đường mật trong nhu mô gan sau khi bóp nát nhu mô gan bằng ngón tay, trong khi cuống gan được cầm máu tạm thời); và phương pháp Bismuth là kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên.

Thắt động mạch gan: Được chỉ định cho các trường hợp không thể cắt gan. Bác sĩ phẫu thuật có thể thắt riêng động mạch gan hoặc thắt toàn bộ các mạch máu tới gan nhằm giảm lượng máu nuôi dưỡng khối ung thư gan khiến chúng bị hoại tử. Tỷ lệ sống trên 6 tháng ở bệnh nhân sau thắt động mạch gan chỉ khoảng 28%.

Ghép gan: Đây là một đại phẫu, thường được lựa chọn điều trị các ca ung thư gan nguyên phát và có xơ gan mất bù. Phương pháp chỉ được áp dụng với các bệnh nhân có khối ung thư dưới 5cm và chưa xâm lấn mạch máu. Thời gian bệnh nhân sống thêm trên 4 năm và tỷ lệ không tái phát ung thư đạt 85- 92%.

* Hóa trị

Sử dụng các thuốc chống phân bào, chống chuyển hóa, như 5- Fluorouracil, Vincristin, Sorafenib…nhằm ức chế sự nhân lên, phát triển của các tế bào ung thư của gan.

* Xạ trị

Dùng tia phóng xạ để tiêu diệt khối tế bào ung thư ga. Có thể xạ trị từ bên ngoài như chiếu tia Coban 60, hay xạ trị tại chỗ thường thực hiện kết hợp với phương pháp gây tắc mạch, cho kết quả tương đối khả quan.

* Miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hay sinh học, sử dụng các tế bào từ cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm để cải thiện, khôi phục chức năng hệ thống miễn dịch nhằm: Ngừng hoặc chậm sự phát triển của tế bào ung thư; Ngăn tế bào ung thư lan rộng, di căn, sang các cơ quan khác; và Cải thiện hệ thống miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Hiện nay, kháng thể đơn dòng, chất miễn dịch không đặc hiệu như interferon, interleukin, BCG, LH1; chất tác dụng miễn dịch pembrolizumab, và nivolumab...đã đưa vào điều trị.

* Các phương pháp khác

Tiêm hóa chất vào diệt khối u như tiêm cồn, acid axetic có tác dụng tốt với những khối u nhỏ. Liệu pháp điều trị lạnh (cryotherapy), vi sóng (microwave), sóng cao tần (radiofrequency), tia laser... Các phương pháp này có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân có khối u dưới 3cm, khi không có khả năng phẫu thuật do vị trí khối u, có nhiều khối u hoặc bị xơ gan.

Gây tắc động mạch gan TACE (transarterial chemoembolization) hoặc TOCE (transcartheter oily chemoembolization). Không chữa trị tận gốc mà chỉ giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân.

Có thể phòng tránh


Hiện nay, y văn cả thế giới đều công nhận hai nguyên nhân chính đưa đến ung thư gan là viêm gan siêu vi và xơ gan. Riêng ở nước ta, cần lưu ý thêm tình trạng nhiễm độc thực phẩm với xơ gan rượu, nhiễm chất độc aflatoxin trong đậu tương, lạc mốc…, nitrosamin trong dưa chua, acrylamide trong thịt nướng, rán cháy…

Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh ảnh 2


Từ những nguyên nhân này, các nhà y học đưa ra “công thức” 5 điểm để phòng ngừa ung thư gan sau đây :

1. Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin viêm gan.

2. Ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi: tránh tiếp xúc nguồn lây, không ăn đũa chung, dùng chung kim tiêm, hôn hít…

3. Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt với người đã có xơ gan, viêm gan virus.

4. Không dùng thuốc men bừa bãi. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, lạm dụng thuốc có thể gây suy gan, nhất là những người có bệnh gan mạn tính, vì đây cũng là nguy cơ có thể gây ung thư gan.

5. Tránh ăn, tiếp xúc với các hóa chất độc hại làm tổn thương gan như nấm mốc chứa aflatoxin, dưa chua chứa nitrosamine, thịt rán cháy chứa nitrosamine….

Theo Infonet
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.