UNICEF tăng cường hỗ trợ cho trẻ em trước tình hình căng thẳng tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tình hình chiến sự tại Ukraine, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF đã phát ra tuyên bố lặp lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về việc ngừng bắn ngay lập tức và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của mình trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại , cũng như đảm bảo rằng các tổ chức nhân đạo có thể tiếp cận trẻ em cần một cách an toàn và nhanh chóng. 
Một đứa trẻ nhìn lên những gì còn lại của một khu chung cư ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: UNICEF
Một đứa trẻ nhìn lên những gì còn lại của một khu chung cư ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: UNICEF

Hôm 24/2, quân đội Nga đã bắt đầu tiến hành một cuộc tấn công quân sự lớn vào Ukraine, với các vụ nổ gần các thành phố lớn trên khắp đất nước. Svitlana thức dậy vì những cơn co thắt đau đớn và những âm thanh kinh hoàng của còi báo động bên ngoài cửa sổ. Cùng với chồng, cô bất chấp pháo kích để lái xe đến khu phụ sản gần nhất.

“Trong khi sinh, tôi nghe thấy tiếng nổ bên ngoài cửa sổ,” Svitlana hồi tường, “Tôi đã nắm tay chồng mình để không sợ hãi”. Sau khi Mia chào đời, Svitlana chỉ có vài phút để mặc quần áo, thu dọn đồ đạc và xuống tầng hầm cho an toàn. "Ưu tiên là cứu sống đứa bé."

Khi các gia đình đối mặt với căng thẳng của xung đột và COVID-19, UNICEF đang nỗ lực cung cấp các nguồn cung cấp cứu sinh. Hơn bất cứ điều gì, những đứa trẻ và những người mẹ như Mia và Svitlana cần sự bình yên.

UNICEF tăng cường hỗ trợ cho trẻ em trước tình hình căng thẳng tại Ukraine ảnh 1

Bé Mia chào đời cách đây 4 ngày tại Kyiv, Ukraine. Đối với mẹ em, cô Svitlana, thay vì là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình, ngày Mia ra đời lại tràn ngập nỗi bất an, sợ hãi.

Ảnh: Photo: Svitlana/UNICEF

UNICEF đã bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng việc gia tăng các hành động thù địch ở Ukraine gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với cuộc sống và hạnh phúc của 7,5 triệu trẻ em tại đất nước này.

Nhu cầu nhân đạo đang nhân lên - và lan rộng theo từng giờ. Trẻ em rơi vào trạng thái sợ hãi, bị sốc và không có cảm giác an toàn. Hàng trăm nghìn người đang buộc phải di dời, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình đang phải phân tán.

"Vũ khí hạng nặng bắn dọc theo đường liên lạc đã gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng cấp nước và cơ sở giáo dục quan trọng trong những ngày gần đây. Trừ khi chiến sự lắng xuống, hàng chục nghìn gia đình có thể phải di dời, khiến nhu cầu nhân đạo leo thang nghiêm trọng," tuyên bố ghi, "Cuộc xung đột 8 năm qua đã gây ra những tổn thương sâu sắc và lâu dài cho trẻ em ở cả hai bên giới tuyến. Trẻ em Ukraine cần hòa bình khẩn thiết, ngay bây giờ."

UNICEF tăng cường hỗ trợ cho trẻ em trước tình hình căng thẳng tại Ukraine ảnh 2

Trẻ em Ukraine cần hòa bình ngay bây giờ. Ảnh: UNICEF

UNICEF cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng dân sự mà trẻ em phụ thuộc vào - bao gồm hệ thống nước và vệ sinh, cơ sở y tế và trường học. Ở miền Đông Ukraine, nơi UNICEF và các đối tác đã làm việc trong 8 năm qua, hàng nghìn người đã không có nước an toàn do cơ sở hạ tầng bị hư hại. UNICEF hiện đang mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ nhân đạo ở phía đông và mở rộng trên toàn quốc khi cần thiết.

Các chương trình cứu sống trẻ em đang được triển khai mở rộng bao gồm vận chuyển nước an toàn bằng đường bộ đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột; chuẩn bị trước các phương tiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và giáo dục khẩn cấp càng gần các cộng đồng gần đường tiếp xúc càng tốt; và làm việc với các thành phố để đảm bảo có sự giúp đỡ ngay lập tức cho trẻ em và các gia đình đang gặp khó khăn. Các đội di động do UNICEF hỗ trợ cũng đang cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm lý xã hội cho trẻ em bị tổn thương bởi chứng bất an kinh niên.

UNICEF tăng cường hỗ trợ cho trẻ em trước tình hình căng thẳng tại Ukraine ảnh 3

Trong điều kiện băng giá, các gia đình chờ đợi để lên chuyến tàu di tản đến Ba Lan tại Lviv, Ukraine. Ảnh: UNICEF

UNICEF tăng cường hỗ trợ cho trẻ em trước tình hình căng thẳng tại Ukraine ảnh 4

Cậu bé 7 tuổi Platon kêu gọi hòa bình từ ngôi nhà của mình ở Kyiv Oblast, Ukraine. Giữa xung đột và COVID-19, các nhóm của UNICEF đang làm mọi cách để hỗ trợ trẻ em. Ảnh: UNICEF Ukraine

UNICEF tăng cường hỗ trợ cho trẻ em trước tình hình căng thẳng tại Ukraine ảnh 5

Nhiều gia đình buộc phải chia ly. Ảnh: UNICEF.

Theo UNICEF
Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.