Văn hóa bản sắc tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Bản sắc văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình mà nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư và đang trở thành xu thế mới. Đây cũng chìa khóa để các doanh nghiệp giữ chân và thu hút nhân tài, đặc biệt trong thời đại nhiều cạnh tranh như hiện nay.

“Bộ xương sống” của mỗi doanh nghiệp

Trên thế giới, những tập đoàn lớn, thành công đều có nền móng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, bởi đây chính là yếu tố khác biệt tạo nên sự bền vững của thương hiệu. Thậm chí, bản sắc văn hóa chính “chìa khóa” góp phần tạo nên thành công, vị thế của mỗi doanh nghiệp.

Nổi lên như một doanh nghiệp có bản sắc văn hóa riêng, chỉ sau 10 năm, Zappos, một công ty startup nhỏ bé với vài chục nhân viên đã trở thành đế chế phân phối giày trực tuyến số 1 xứ cờ hoa.

Tại Zappos, mỗi quản lý dành từ 10-20% quỹ thời gian làm việc kết nối với đội ngũ nhân viên để tạo nên không gian làm việc gần gũi, hạnh phúc, đồng thời giúp họ cảm nhận được triết lý kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp.

Văn hóa bản sắc tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp ảnh 1

Văn hóa doanh nghiệp giúp là nền tảng giúp nhân viên công ty gắn kết để hoạt động hiệu quả hơn.

Không chỉ thúc đẩy kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp chính là nền tảng giúp gắn kết tinh thần đồng đội, giúp mọi người nhìn về một hướng khi làm việc, năng động và sáng tạo hơn.

Ngoài ra, công ty có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng còn gặp nhiều lợi thế trong việc phát triển hệ thống nhân sự giỏi nhờ việc giữ chân đội ngũ nhân viên chất lượng cao và dễ dàng thu hút nhân tài từ thị trường tuyển dụng.

Hiểu được sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư thời gian, công sức xây dựng bản sắc riêng từ những ngày đầu thành lập.

“Sau nhiều năm làm việc tại các tập đoàn toàn cầu, tôi nhận thấy mỗi gã khổng lồ” đều có bản sắc văn hóa doanh nghiệp vô cùng đặc thù, từ đó tạo dấu ấn riêng trên thương trường. Ở Nutifood, tôi muốn kiến tạo môi trường làm việc đề cao niềm hạnh phúc. Trong đó, mỗi nhân viên còn được xây dựng niềm tin và lòng tự hào với những giá trị mình đóng góp cho bản thân, gia đình và cộng đồng”, ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood, cho biết.

"Mỗi sản phẩm Nutifood làm ra không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà chính là để giải quyết các vấn đề bức thiết vềdinh dưỡng của cộng đồng. Sứ mệnh này đã được đặt ra ngay những ngày đầu thành lập và sẽ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty”, ông Minh nói.

Những nét riêng làm nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp tại Nutifood

Chính sứ mệnh đó đã giúp đội ngũ Nutifood sáng tạo không ngừng, tiên phong cho ra đời nhiều sản phẩm phù hợp với thể trạng, sức khỏe và cả túi tiền của người Việt.

Nổi bật như nhãn hiệu Enalaz, thực phẩm nuôi ăn qua ống thông dạ dày đầu tiên tại Việt Nam, với giá thành chỉ bằng 1/10 sản phẩm ngoại nhập. Nhãn hiệu Pedia Plus ghi dấu ấn lần đầu tiên Việt Nam thành công trong nghiên cứu phát triển giải pháp dinh dưỡng đặc trị cho trẻ biếng ăn. Nhãn hiệu Diabetcare đã góp phần giải quyết nhu cầu về sản phẩm dinh dưỡng đặc trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Đặc biệt, sản phẩm Nutifood GrowPLUS+ đã góp phần làm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm sâu từ 31,9% xuống dưới 20% và trở thành nhãn sữa trẻ em số 1 Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm dinh dưỡng có giá trị thiết thực, Nutifood còn luôn đồng hành cùng cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện, giáo dục, an sinh xã hội với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Khi dịch Covid-19 hoành hành, bên cạnh việc bám trụ tại nhà máy để duy trì sản xuất, Nutifood triển khai hàng loạt chương trình trợ giá nhằm tiếp thêm năng lượng cho người dân có sức khỏe chống chọi với bệnh tật. Nhiều nhân viên công ty đã tình nguyện trở thành “shipper 0 đồng” để kịp thời vận chuyển sữa đến tận nơi cho người tiêu dùng.

Văn hóa bản sắc tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp ảnh 2

Văn hóa doanh nghiệp tạo cảm hứng để đội ngũ nhân viên Nutifood đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Văn hóa doanh nghiệp tạo cảm hứng để đội ngũ nhân viên Nutifood đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Bất chấp khó khăn do dịch bệnh, công ty không những không cắt giảm nhân sự mà vẫn duy trì chế độ khen thưởng vào dịp cuối năm cho cán bộ nhân viên. Hơn nữa, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Ban lãnh đạo Nutifood đã nhận được sự đồng thuận cao từ các cấp lãnh đạo trong việc không nhận tăng lương, nhường toàn bộ ngân sách này dành để điều chỉnh lương của nhân viên cấp dưới.

Nhờ có văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, trong nhiều năm qua, Nutifood không chỉ thu hút được các nhân sự cấp cao mà còn có tỷ lệ thăng tiến nội bộ đạt mức ấn tượng, riêng năm 2022 lên đến 60%. Bên cạnh đó, Nutifood cũng có kế hoạch đào tạo dài hạn và thưởng thường xuyên cho các cá nhân tập thể xuất sắc.

Chúng tôi muốn tạo dựng, hướng tới một môi trường làm việc mà ở đó, nhân viên có thể gửi gắm niềm tin ở ban lãnh đạo và bản thân ban lãnh đạo phải là những người xứng đáng, tự mình làm gương để nhân viên tin tưởng và học hỏi”, ông Minh chia sẻ.

Chính những bước đi đúng đắn trong chiến lược xây dựng và quản trị nguồn nhân sự, Nutifood đã thực sự trở thành “ngôi nhà thứ hai” của gần 5000 cán bộ nhân viên công ty tại Việt Nam, Mỹ và Thụy Điển. Đồng thời, với văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, Nutifood vươn lên trở thành doanh nghiệp sữa lớn thứ 3 Việt Nam, đồng thời 3 năm liên tiếp được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” do Tạp chí HR Asia trao tặng.

Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.