Văn hóa đọc trong thời đại Online

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã công bố người Việt chỉ đọc không đến 01 cuốn sách/năm. Một con số khiến nhiều chuyên gia phải trăn trở. Rồi nhiều không gian đọc ra rầm rộ được mở ra. Và rồi được gì?
Văn hóa đọc trong thời đại Online

Nếu như 10 năm về trước, chỉ cần tình cờ đi qua những nhà sách, thư viện thì sẽ không còn lạ với cảnh tượng người người say sưa với sách, nhưng nay hiếm dần. Thay vào đó là khoảng không bận rộn với smartphone đầy tiện ích trên tay.

Nhiều người cho rằng việc đọc những thông tin thời sự chết chóc, giật gân nóng hổi trong xã hội và showbiz trên điện thoại hay máy tính sẽ khơi gợi sự tò mò, thích thú hơn nhiều so với những cuốn sách dày cộp, chằng chịt chữ và chữ.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 1

Văn hóa đọc càng ngày càng buồn tẻ.

Kèm theo đó, văn hóa đọc trong nhà trường cũng không được "khuyến khích". Điều đó thể hiện rõ ở việc thầy dạy theo kiểu “sao y bản chính” từ giáo trình, trò trả bài theo kiểu tương tự từ những điều thầy dạy. Vì thế, học trò chỉ như “con vẹt” thụ động. Trò không dám đưa những ý kiến, quan điểm và suy nghĩ cá nhân của mình vì sợ “sai đường”, sợ trái ngược quan điểm với thầy và sách giáo khoa mặc định sẽ bị điểm kém. Thậm chí, ở cấp nhỏ hơn, học sinh chỉ cần thuộc lòng những điều thầy ghi trên bảng là được.

Từ 3 năm trở lại đây, ngày 21/4 trở thành ngày hội của những người yêu sách. Những ngày hội văn hóa đọc được diễn ra rộng khắp nơi nơi. Nhưng đằng sau những “phong trào” ấy là câu chuyện nghe mà đau đớn lòng. Sách và người viết sách “hot” vẫn là những “mác” nhà văn trẻ và rất trẻ. Bóng dáng những “cây đại thụ” nền văn học nhạt nhòa dần.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 2

Nhiều người hiện nay tỏ ra hờ hững với văn hóa đọc.

Ai cũng biết, đọc sách để làm giàu vốn kiến thức mỗi ngày. Đọc sách, cũng là một cách sống chậm, để suy ngẫm những điều hay lẽ phải, kiến thức bổ ích mà sách mang lại. Không thể phủ nhận rằng, những tiện ích của nền công nghệ hiện đại mang lại. Dần dà, những thói quen đọc sách bị “chết mòn” trước nên công nghệ hiện đại từ những chiếc điện thoại thông minh phủ sóng 3G, 4G, wifi.

Trước thực tế văn hóa đọc, nhất trong người trẻ, ngày càng ít đi, đã có không ít những tấm lòng nặng với sách bắt tay với nhau, tổ chức hoạt động để kết nối những tình yêu sách và lan tỏa thói quen đọc sách đến cộng đồng. Nơi nơi thi nhau mở không gian văn hóa đọc. Nhưng có lẽ, thành công nhất là ở Đường sách TP. Hồ Chí Minh. Một không gian dành cho sách được các bạn dựng lên ngay ở cái “rốn” Sài Gòn, cạnh Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm và không gian cà phê bệt Sài Gòn. Khách đến có chỗ mát ngồi đọc, hoặc có thể mượn sách đứng hay ngồi đọc, hoàn toàn không tốn phí. Một không gian mở hoàn toàn, để những người nặng lòng với sách có thể trò chuyện, chọn cho mình cuốn sách hay và nhàn nhã đọc trong sáng chủ nhật.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 3

TP HCM là địa phương đi đầu trong việc nâng cao trình độ văn hóa đọc.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 4

Ngày hội sách diễn ra ở khắp nơi nhưng người đọc như cưỡi ngựa xem hoa.

Và vẫn còn đó những hội sách, cuộc triển lãm sách, ngày hội sách, văn hoá đọc,… để giúp xây dựng và hình thành một nền tảng văn hoá đọc trong con người Việt, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên – nhưng người chủ thực sự của đất nước. Hay nói đúng hơn đó cũng là một cách để khuyến khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ đón nhận sách như một loại “thức uống” dành cho tâm hồn một cách thường xuyên, chủ động chứ phải đọc thụ động, đọc theo kiểu miễn cưỡng như hiện nay.

Văn hóa đọc người Việt sẽ đi, về đâu giữa dòng đời xuôi ngược, chỉ người trẻ Việt mới hiểu…

Hà Kiều

Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.