Thời gian gần đây, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất đã đã đẩy tỷ giá đồng USD tăng mạnh, từ đó dẫn đến giá vàng xuống mức thấp nhất, chạm đáy sau gần 6 năm.
Trước tình hình này, nhiều quỹ lớn đã buộc phải bán tháo vàng. Tuy nhiên, bên cạnh sự hoảng sợ chung của thị trường thì Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) lại xem đây là một cơ hội lớn để gom vàng.
Theo số liệu trước đó của PBoC, dự trữ vàng của Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua là 1.743 tấn, đã tăng 5,1% so với mức 1.658 tấn vào thời điểm tháng 7. Từ năm 2009 đến nay, dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng khoảng 60%.
Theo các chuyên gia thì những hoạt động mua vào này của các ngân hàng sẽ khiến giá vàng giảm sâu hơn. Điều đó thể hiện rõ qua phiên giao dịch vàng sáng 11/12, mức giá vàng quốc tế đã xuống dưới ngưỡng 1.070 USD/oz.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phân tích mục đích gom vàng của PBoC. Theo họ, việc gom vàng này xuất phát từ một số mục đích như đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khổng lồ và đi theo con đường của các ngân hàng trung ương lớn khác xây dựng sự trữ vàng như một cách tích trữ giá trị.
Tuy dự trữ nhiều như vậy nhưng việc dự trữ vàng của PBoZ chỉ chiếm 1,6% dự trữ ngoại hối, tỷ lệ này thấp hơn so với các ngân hàng trung ương phương Tây. Nhiều nước phương Tây có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối lên tới hơn 60%.
Được biết, PBoC không phải là ngân hàng trung ương duy nhất mua vàng dự trữ trong năm nay. Chỉ trong quý 3 vừa qua, Nga đã mua ròng 77,2 tấn vàng cho dự trữ quốc gia, nâng tổng mức dự trữ lên 1.352 tấn.
Các nhà phân tích nhận thấy tốc độ mua vàng của Nga trong năm 2015 tăng rất mạnh, và xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục được duy trì.
Một số quốc giá khác cũng tăng cường dự trữ vàng trong năm nay là các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ukraine, Malaysia, Kazakhstan, Jordna và Belarus...
Lê Khánh