Về miền đất Tổ thưởng thức món ăn có tên lạ

“Tai” được nhiều người biết đến như một trong những bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, ghé miền Phú Thọ thực khách sẽ được thưởng thức món bánh “tai” hấp dẫn, nổi tiếng gần xa.
Về miền đất Tổ thưởng thức món ăn có tên lạ
Về miền đất Tổ thưởng thức món ăn có tên lạ - anh 1
Tai – món bánh nổi tiếng miền đất Phú Thọ

Không biết từ bao giờ ở Phú Thọ đã xuất hiện những gia đình làm nghề bánh tai rất nổi tiếng, chỉ biết rằng những người con của vùng đất Tổ mỗi khi đi xa, được các bà, các mẹ để dành cho những chiếc bánh tai như gói trọn những yêu thương, những hương vị đặc sản của quê hương mình.

Về miền đất Tổ thưởng thức món ăn có tên lạ - anh 2
Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai.

Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được. Muốn có được chiếc bánh ngon thì phải chọn loại gạo trắng, dẻo, thơm để khi bánh chín có màu trắng muốt, dẻo, ngon.

Về miền đất Tổ thưởng thức món ăn có tên lạ - anh 3
Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được

Theo kinh nghiệm của những người dân nơi đây, để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh tai. Sau khi chọn được gạo , đãi gạo sạch, ngâm nước từ 3- 4 tiếng, để ráo nước, đem giã hoặc nghiền nhỏ. Tiếp đó nắm bột đã nhuyễn thành từng quả bột thật chặt có độ kết dính cao, rồi cho vào nồi nước sôi đun lửa đều, khoảng 20 phút sau vớt quả bột ra cho vào cối giã thật nhuyễn rồi dùng đũa đánh tơi bột, dùng tay nhào bột thật kĩ để đạt được độ dẻo sau đó lại dùng tay nặn thành bánh cùng với nhân bánh đã được làm sẵn bằng thịt lợn có lẫn chút mỡ tươi ngon. Sau khi nặn xong xếp bánh vào nồi hấp trong khoảng 30 phút. Trong khi hấp để lửa thật to, nếu lửa nhỏ bánh sẽ không chín.

Những chiếc bánh màu trắng trong ra lò thơm mùi bột quyện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh tai. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng. Thời xa xưa, người bán bánh tai thường bán kèm với cháo gạo tẻ, cháo bột thái, chỉ cần chút nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo ấy cắt thêm 1, 2 cái bánh tai vào vừa dễ ăn vừa chóng no, có thể lao động suốt buổi sáng. Nay, tùy khẩu vị có người mua bánh về nhà, chấm thêm nước mắm vắt chanh, quất, ớt, tiêu... mà nhấm nháp thì ăn không biết ngán.

Về miền đất Tổ thưởng thức món ăn có tên lạ - anh 4
Bánh tai được xem như là nét văn hóa ẩm thực Phú Thọ
Nước chấm cũng khá quan trọng để tạo nên hương vị bánh. Nước chấm bao gồm nước mắm, đường, ớt, tỏi, chanh, vị mặn và cay nhiều hơn. Bánh làm bằng bột gạo tẻ nên rất dễ ăn, không ngấy mà lại mát, giòn, dẻo, bánh màu trắng trong, có độ bóng rất bắt mắt. Ăn vào có vị thơm của hành, béo ngậy của thịt nạc, dẻo và bùi của bột gạo.

Ở đâu đó trên mọi miền Tổ quốc những chiếc bánh tai dung di, đậm đà hương quê được cả nước biết tới như một món quà bình dị, thân thương gửi tới khách du lịch gần xa mỗi lần đặt chân tới mảnh đất Tổ linh liêng này.

Tây Nguyên (TH)

Xem thêm:

Đà Nẵng vào top điểm nghỉ hưu lý tưởng nhất 2015

Khám phá làng Tây Hồ giữa lòng xứ Huế mộng mơ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.