Về nhà thôi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sau một năm bận rộn, thời điểm giao mùa là lúc ta thường lắng lại để suy nghĩ về hạnh phúc đích thực của đời mình. Nhà - hơn bao giờ hết - chính là nơi chốn bình yên, hạnh phúc nhất để trở về.
Ảnh minh họa: Afamily
Ảnh minh họa: Afamily

1. Tôi đã có nhiều năm tháng học tập, làm việc ở nước ngoài và đón những cái Tết xa xứ. Không chỉ ở những quốc gia có ít người Việt mà ngay cả tại nơi có cộng đồng người Việt đông đảo, Tết nguyên đán luôn thiếu cái “chất” như ở Việt Nam mình. Tết – người xa xứ vẫn phải đi học, đi làm bình thường; không có được bầu không khí chộn rộn, tất bật sắm Tết trên những phố phường, chợ quê. Tết – các du học sinh và “hội độc thân” xa xứ vẫn cố tụ họp vui bữa cơm tối tất niên. Mâm cỗ có bánh chưng, chả giò, nem rán... nhưng không sao ngọt bùi vừa miệng. Có lẽ vì thiếu vị đặc trưng của quê nhà, đó là hương vị được trộn lẫn với mùi ngai ngái rơm rạ - khói bếp, mùi thơm hương trầm hay hơi ấm thức ăn từ bàn tay tảo tần mẹ nấu…Giao thừa - không có giây phút thiêng liêng giao mùa vì lệch múi giờ, không có mưa lây phây vào Xuân, không được nâng ly mừng năm mới bên bố mẹ, người yêu, tôi chỉ biết gọi điện Facetime; “lướt” internet gửi những lời chúc Tết trực tuyến hoặc đọc tin tức trong nước với hy vọng gặp lại những hình ảnh, giọng nói thân thương. Mùng 1 – sáng đầu tiên của năm, thèm lắm tô phở nóng dậy mùi đậm chất xứ Bắc. Không được xúng xính áo quần đi thăm họ hàng, bè bạn, lì xì cho trẻ, một mình tôi lặng lẽ tới thăm một ngôi chùa châu Á, thầm chúc sức khỏe và những điều bình an nhất cho người thân ở Việt Nam.

Tết – tôi thường nghe đi nghe lại bản nhạc “Home” của Michael Buble, thấy tâm trạng trùng xuống và nhớ nhà da diết:“Maybe surrounded by a million people/I still feel all alone/Just wanna go home/Oh, I miss you, you know”(Xung quanh có thể có cả triệu người/Tôi vẫn cảm thấy cô đơn/Chỉ muốn về nhà/Tôi nhớ em, em biết chăng)

Đúng vậy! Nếu bạn từng là một du học sinh, một lao động xa xứ hay một cán bộ đi công tác nước ngoài phải xa người yêu, vợ, con…, chắc hẳn sẽ thấu hiểu cảm giác ngày Tết cô đơn, nhớ nhung đến quay quắt khi đi qua quảng trường nhộn nhịp, dự một bữa tiệc đông người hay trở về nơi “ở trọ” trên chiếc xe buýt đêm khuya. Lúc ấy, ta chỉ muốn đáp ngay chuyến bay về nhà để ôm chặt những người thương trong vòng tay ấm áp.

Tối 30 Tết năm ấy, tôi đáp chuyến bay cuối cùng trong năm trở về Việt Nam bởi sự thôi thúc từ lời nhắn của người yêu: “Về nhà thôi anh, có em chờ”. Tôi nhớ mãi cảm giác hạnh phúc, xúc động khi nhìn thấy người yêu nhỏ bé một mình đợi tôi ở phi trường, giữa dòng người tấp nập. Vào khoảnh khắc giao mùa, đứng trên mảnh đất quê hương, chúng tôi nhận ra mình thuộc về nhau và cần lắm một mái ấm gia đình. Cô gái ngày xưa ấy, nay đã trở thành vợ tôi và mẹ của hai đứa trẻ.

Về nhà thôi ảnh 1

Nỗi khát khao về nhà (Nguồn: Getty Images).

2. Vì sao chúng ta luôn nhớ về quê hương nguồn cội và khao khát trở về với gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về? Trong “tháp nhu cầu” của nhà tâm lý học Abraham Maslow, lớp nhu cầu thứ ba của con người chính là nhu cầu giao lưu, mở rộng tình cảm; được yêu thương và thuộc về nơi nào đó. Trong tất cả những thứ quan trọng với hạnh phúc, có lẽ các mối quan hệ là thứ chúng ta cần có nhất : gia đình, người yêu, bạn bè và cộng đồng. Ở xứ người, các mối quan hệ này thường bị hạn chế vì khoảng cách địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa. Chỉ quê hương, tình làng nghĩa xóm, ngôi nhà gắn với kỷ niệm ấu thơ của ta…mới tạo nên cảm giác thân thuộc, chân thành mộc mạc nhất, đáp ứng cao nhất lớp nhu cầu thứ ba. Vì lẽ đó, Tết là thời điểm thích hợp nhất để những người con xa quê trở về “hâm nóng” nhu cầu tình cảm.

Với rất nhiều người, Nhà còn là nơi bình yên, an toàn nhất. Cuốn “Dẫn luận về hạnh phúc” của Giáo sư triết học Mỹ Daniel M.Haybron có viết : “Điều thiết yếu nhất của hạnh phúc chính là khi bạn không cảm thấy bị đe dọa: dù ở nơi đâu và làm bất cứ việc gì, bạn luôn cảm thấy yên tâm”. Quanh năm, không ít du học sinh, người lao động nơi đất khách quê người phải đối mặt với những áp lực, lo âu: áp lực tài chính, thi cử; ốm đau không ai chăm sóc; ăn uống thất thường; làm việc quên ngày nghỉ; khó hòa nhập môi trường mới…Mỗi dịp về nước khi Tết đến, người từng xa xứ, trong đó có tôi, mới có thể tạm quên vất vả lo âu thường nhật; có thời gian bình yên nghe tiếng chim hót bên vườn nhà,...

ngắm một nhành hoa khoe sắc xuân; quây quần với gia đình bên mâm cơm nóng; tĩnh lặng nhìn lại những thành quả trong năm qua và “dệt” ước vọng cho năm mới .

Năm qua, đại dịch COVID-19 càng khiến chúng ta nhận ra đâu là chốn bình yên, an toàn nhất. Hàng triệu người trên thế giới đã vô cùng xúc động trước hình ảnh một cụ ông nhiễm COVID-19 ở Mỹ trong thời khắc yếu đuối ngã vào lòng vị bác sĩ ở Trung tâm y tế United Memorial tại thành phố Housston, bang Texas (Mỹ), khóc và nói: “Tôi muốn về nhà và đến bên vợ của tôi”.

Lời khẩn cầu này của cụ ông giữa lúc cô đơn nhất khiến nhiều người thức tỉnh rằng hạnh phúc không hẳn là nhiều tiền, danh tiếng, địa vị...mà có khi giản đơn là sự khỏe mạnh, có một chốn để về, một người ngóng đợi. Khi ta đớn đau, gục ngã, Nhà sẽ nhẹ nhàng xoa dịu vết thương của ta.

Xuân năm nay, nhiều người ở nước ngoài không thể trở về nhà đoàn tụ vì đại dịch. Tôi hiểu nỗi niềm của họ trong những ngày này. Có những giọt nước mắt rơi trong đêm giao thừa; có những bàn tay thiếu hơi ấm đan vào nhau; có những người mẹ, người cha, người yêu, vợ chồng và trẻ thơ khắc khoải ngóng chờ tin nhau...

Có lẽ đi càng xa, càng trưởng thành, người ta mới càng thấm thía cái giá “để trở về”. Vì thế, nếu bạn đang may mắn an toàn ở Việt Nam và có cơ hội, cố gác lại những bon chen phố thị, đừng chần chừ trở về Nhà sum họp trong những ngày đầu năm mới. Nếu không thể trở về, lòng bạn cũng đừng quên hướng về nguồn cội, về ngôi nhà ấm êm nơi có những người để yêu thương.

Dịch bệnh có thể khiến Tết này vắng hơn những tiếng cười, nụ hôn, cái bắt tay… nhưng không thể ngăn cản sự ấm nồng, tình yêu thương gia đình trong trái tim mỗi chúng ta. “Trở về nhà” trong thực tại hay trong tâm tưởng đều là điều đáng quý.Vì đó mới là hạnh phúc đích thực của đời ta!

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.