Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng

Từ xa xưa, vùng biển Tam giác Rồng ở phía Nam Tokyo luôn là nỗi khiếp sợ của nhiều thủy thủ khi đi qua đây.
Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng

Cho tới nay, những vụ mất tích đột ngột và bí ẩn trên vùng biển Tam giác Rồng vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho các nhà khoa học và các đoàn thám hiểm. Nguyên nhân nào khiến rất nhiều con tàu và các thủy thủ đoàn, thậm chí các nhà khoa học mất tích một cách kỳ lạ như vậy?

Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng ảnh 1

Tam giác Rồng – nghĩa địa đen trên biển Nhật Bản

Tam giác Rồng (hay còn gọi là Biển quỷ) là vùng biển nằm ở phía nam của thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Theo những ghi chép của nhà tự nhiên học và chuyên gia thần bí Charles Berlitz, vào khoảng những năm 1952-1954, 5 tàu chiến và hơn 700 thủy thủ đoàn đã mất tích tại vùng Tam giác Rồng. Ngay sau đó, hơn 100 nhà khoa học tới vùng biển này để thăm dò, nghiên cứu cũng lần lượt biết mất. Thậm chí còn có nhiều tin đồn rằng năm xưa, Hốt Tất Liệt có ý định xâm lược Nhật Bản nhưng khi qua vùng biển này, ông đã mất 40 nghìn quân khiến kế hoạch đổ bể.

Lật lại truyền thuyết, người ta thấy rằng đây chính là nơi trú ngụ của một con rồng vào khoảng 1 nghìn năm TCN. Tương truyền rằng nó rất hung hãn, thường xuyên phun lửa tiêu diệt thuyền bè qua lại. Vì thế nhiều người tin rằng chính con rồng là nguyên nhân khiến gây ra những vụ mất tích.

Mặc dù đó không phải là giả thuyết chính xác nhưng những vụ mất tích cứ liên tục xảy ra.

Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng ảnh 2

Vùng biển Tam giác Rồng.

Theo thống kê của phòng an ninh hàng hải thuộc Ban an ninh biển Nhật Bản, chỉ trong vòng 9 năm từ 1963 đến 1972, đã có tới 161 tàu thuyền lớn nhỏ bị mất tích ở vùng biển này.

Giống như Tam giác quỷ Bermuda, tàu thuyền và máy bay khi vào Tam giác Rồng thường gặp phải tình trạng la bàn bị tê liệt, thông tin liên lạc vô tuyến trục trặc và hay mất liên lạc.

Con tàu xấu số nhất phải kể tới là De Baishar. Đây là một con tàu biển khổng lồ, có trọng lượng lớn gấp đôi tàu Titanic. Vào ngày 8/9/1980, nó chở theo 150 ngàn tấn quặng sắt, lúc đi qua vùng biển cách Okinawa khoảng 370km thì bỗng nhiên gặp một trận bão mạnh.

Tuy nhiên, trong mắt vị thuyền trưởng thì De Baishar là một con tàu khổng lồ được thiết kế để chống chọi lại với những cơn bão như thế này, vì vậy ông tỏ ra chủ quan, cho rằng nó sẽ chẳng hề hấn gì.

Nhưng chỉ ít phút sau khi cơn bão ập đến, con tàu bặt vô âm tín, mất liên lạc với Trung tâm chỉ huy tại đất liền. Tín hiệu cuối cùng mà con tàu phát ra là giọng nói của thuyền trưởng: “Chúng tôi đang gặp phải trận bão với sức gió 100km/h và những đợt sóng lừng cao tới 9m”.

Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng ảnh 3

Sóng lừng chính là những bức tường nước khổng lồ xuất hiện đột ngột trên mặt biển phẳng lặng, chúng có thể cao tới 10m.

Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới II (1939-1945), nhiều tàu ngầm của các bên tham chiến cũng đã gặp những tai nạn tương tự.

Vào tháng 5/1945, nhằm giành ưu thế trên biển, hạm đội đặc biệt thứ 38 của Hải quân Mỹ gồm tàu sân bay và các tàu khu trục đã oanh tạc dữ dội đội biệt kích thần phong của Nhật Bản suốt 3 ngày đêm.

Sau đó, họ phải tạm dừng để bổ sung nhiên liệu cho cuộc tấn công tiếp theo. Bỗng nhiên, cả hạm đội phải gồng mình chống chọi với một cơn bão khốc liệt tại đây. Cơn bão có sức gió giật trên cấp 12 và sóng bạc đầu xô cao trên 18m, làm 16 chiến hạm bị hư hại nặng, hơn 300 chiến đấu cơ bị quét khỏi mặt boong tàu sân bay và 765 binh sĩ thiệt mạng và mất tích.

Trên đây chỉ là 2 trong số những tai nạn kinh hoàng tại vùng biển kỳ bí này. Ngoài ra còn có rất nhiều máy bay, tàu chiến khác đã vĩnh viễn nằm dưới vùng biển này như máy bay trình sát HK-8 của Nhật Bản, con tàu Kichisenkan, tàu Takikan…

Giải mã bí ẩn Tam giác Rồng

Ngày 23/9/1952, một nhóm nhà khoa học đã đưa một chiếc tàu nghiên cứu biển của Nhật Bản tới Tam giác Rồng để khám phá bí ẩn. Con tàu thận trọng đi vào vùng biển này với tốc độ ổn định.

Theo tính toán ban đầu, chỉ mất 1 ngày để con tàu tiếp cận với vùng biển bí ẩn trên nhưng 3 ngày sau khi xuất phát, con tàu bỗng bặt vô âm tín. Vài ngày sau đó, tàu cứu hộ được cử tới nơi con tàu gặp nạn nhưng không hề tìm kiếm được bất kỳ dấu vết nào, sự việc dần bị lãng quên.

Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng ảnh 4

Tới hơn 40 năm sau vào tháng 9/1994, Tiến sĩ David Mone, chuyên gia tìm kiếm cứu hộ trên biển giàu kinh nghiệm của Mỹ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm tiến thẳng vào Tam giác Rồng.

Ông cho dùng các thiết bị tiên tiến nhất lúc đó như máy quét dò âm thanh mặt phẳng, robot lặn sâu… để khám phá sự thật. Sau một thời gian khá lâu, cuối cùng họ cũng phát hiện tại một địa điểm dưới đáy biển sâu 4 nghìn mét là một “núi sắt thép” đã hoàn toàn biến dạng, gần đó có nhiều quặng sắt phát sáng.

Nhiều năm trước đó, chính con tàu De Baishar khổng lồ đã chở nhiều quặng sắt nên thông qua chi tiết trên, các nhà khoa học cho rằng núi sắt vụn chính là xác con tàu De Baishar.

Thông qua phân tích hình ảnh do camera thăm dò quan sát đưa về Trung tâm nghiên cứu, nguyên nhân con tàu De Baishar gặp nạn phần nào được hé lộ: Con tàu khổng lồ De Baishar sẽ dễ dàng chống chọi trong giống bão nhưng do một đợt sóng lừng cực lớn xuất hiện đã “bốc” toàn bộ con tàu lên không trung rồi quật xuống khiến nó bị gãy làm 3 phần. Thế là chiếc tàu chở quặng sắt nhanh chóng chìm xuống đáy biển, toàn bộ thủy thủ đoàn do quá bất ngờ nên không kịp thoát thân.

Vén màn bí ẩn vùng biển nghĩa địa đen Tam giác Rồng ảnh 5

Mặc dù đã tìm được lời giải cho con tàu “lớn gấp đôi tàu Titanic” De Baishar nhưng vẫn còn nhiều vụ việc kỳ bí tồn tại ở vùng biển này. Phần lớn các giả thuyết đều cho rằng thời thiết, thiên tai khốc liệt đã làm nhiều tàu thuyền, máy bay mất tích.

Nhưng cũng có nhiều người tin rằng vùng biển này do người ngoài hành tinh chế ngự, họ có những thiết bị đặc biệt để khiến những con tàu bặt vô âm tín.

Hay dưới đáy Tam giác Rồng có một nền văn minh nào đó? Tất cả vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu.

Danh Tuyên

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.