Vì đâu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với ĐHCĐ Vinaconex?

(Ngày Nay) -Các cổ đông lớn của Vinaconex JSC cho rằng cổ đông An Quý Hưng sau khi nhận chuyển nhượng 57,71% vốn điều lệ từ SCIC đã thâu tóm quyền lực, tập trung mọi quyền và lợi ích vào nhóm của mình, sửa đổi quy chế quản trị và quy chế tài chính cho phép cá nhân chủ tịch, tổng giám đốc quyết định giao dịch tới hàng ngàn tỉ đồng, và thực hiện hàng loạt những quyết định có nguy cơ làm cạn kiệt mọi nguồn tài chính của công ty.
Sau thương vụ đình đám mua cổ phần tại Vinaconex cao gấp 2 lần giá trị sổ sách và cao hơn 56,2% giá trị đang giao dịch trên thị trường, nhóm cổ đông An Quý Hưng đang vấp phải sự phản đối từ các cổ đông lớn khi điều hành DN này.
Sau thương vụ đình đám mua cổ phần tại Vinaconex cao gấp 2 lần giá trị sổ sách và cao hơn 56,2% giá trị đang giao dịch trên thị trường, nhóm cổ đông An Quý Hưng đang vấp phải sự phản đối từ các cổ đông lớn khi điều hành DN này.

Sau khi bị TAND quận Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với kết quả bầu HĐQT và BKS tại Đại hội cổ đông của công ty này hôm 11/1, chiều nay 1/4, tại Hà Nội, ông Đào Ngọc Thanh chủ tịch Vinaconex JSC đã có buổi “trao đổi- cung cấp thông tin bất thường” tới cổ đông và cơ quan báo chí.

Đáng lưu ý, người triệu tập cuộc họp chiều nay, cũng là Tổng GĐ - người đại diện pháp luật của Vinaconex JSC không có mặt.

Vì đâu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với ĐHCĐ Vinaconex? ảnh 1

Ông Đào Ngọc Thanh-- Chủ tịch Vinaconex JSC đang trao đổi thông tin tới báo chí tuy đây không phải là một cuộc họp báo có giấy phép.

Trước phiên họp, các cổ đông lớn của Vinaconex JSC cho rằng ông TGĐ Vinaconex JSC đã có hành động trái thẩm quyền khi ký Văn bản khiếu nại (lần 1) và Văn bản khiếu nại (lần 2) về Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCT của TAND Quận Đống Đa với tư cách “Thay mặt và đại diện cho Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam”.

Các Văn bản khiếu nại nói trên đều do ông Tổng Giám đốc ký mà không hề có sự thống nhất với các cổ đông hoặc với các thành viên HĐQT. Do vậy, việc Tổng giám đốc “Thay mặt và đại diện cho Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam” là không đúng. Việc TAND Quận Đống Đa ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT buộc Vinaconex JSC dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019 có liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Đại hội cổ đông và HĐQT. Với vai trò là người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc chỉ là người thực thi quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT, chứ không có quyền đơn phương công bố các khiếu nại”, đại diện Star Invest cho biết.

Cũng theo vị đại diện này, Star Invest nhận được Giấy mời họp ngày 1/4 của Tgd Vinaconex JSC với nội dung: trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bên liên quan về công tác tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019. “Thành phần tham dự trên giấy mời gửi cho chúng tôi không có các cơ quan báo chí. Thế nhưng, khi tới cuộc họp chúng tôi mới biết lãnh đạo Vinaconex JSC đã mời  đông đảo phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông tham dự. Buổi gặp đã biến thành buổi họp báo để nhóm cổ đông phân trần trước truyền thông", đại diện Star Invest bức xúc.

Đồng quan điểm này, một số cổ đông là cán bộ lâu năm của doanh nghiệp này cũng cho rằng việc yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019 của Vinaconex JSC là cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ đúng pháp luật trong hoạt động của Vinaconex JSC, việc này không những không làm tổn hại gì cho công ty mà ngược lại, bảo vệ được lợi ích lâu dài cho Tổng công ty và các cổ đông.

Hai cổ đông lớn Star Invest và công ty BĐS Cường Vũ cùng một số cổ đông đều khẳng định: “Việc TAND Quận Đống Đa thụ lý, giải quyết yêu cầu nêu trên là một tiến trình pháp lý bình thường, tuân theo pháp luật. Vì vậy, với tinh thần thượng tôn pháp luật, chúng tôi tôn trọng và sẽ tuân theo phán quyết của Toà án”.

Cũng theo thông tin từ các cổ đông này, trong quá trình chuyển giao quyền quản trị, điều hành Vinaconex JSC từ các cổ đông cũ sang cổ đông mới, mặc dù chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng công ty An Quý Hưng vẫn yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 để bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) Vinaconex JSC nhiệm kỳ 2017 -2022. Theo yêu cầu của An Quý Hưng, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 của Vinaconex JSC đã được triệu tập và tiến hành vào ngày 11/01/2019 với việc bầu tới 5 thành viên HĐQT mới chưa đủ thời gian nắm giữ cổ phiếu để đề cử. Bên cạnh đó, bất chấp sự phản đối của Các thành viên khác trong HĐQT, nhóm cổ đông mới, thông qua HĐQT mới được bầu đã tiến hành thay hầu hết bộ máy cán bộ trong Tổng Công ty và tiến hành hàng loạt động thái rút tiền ra khỏi công ty bất chấp các tác động tiêu cực, rủi ro đối với Tổng công ty và các cổ đông.

Lo ngại nguồn lực tài chính của Vinaconex sẽ cạn kiệt, thực hiện trách nhiệm cổ đông, các cổ đông lớn buộc phải gửi đơn yêu cầu TAND Quận Đống Đa, TP. Hà Nội hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019 của Vinaconex JSC. Xác định, việc Hội đồng quản trị Vinaconex JSC triệu tập và tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 không hợp lệ; các Nghị quyết được thông qua tại Đại hội không đảm bảo căn cứ, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, vì vậy không có hiệu lực, TAND Quận Đống Đa đã thụ lý vụ việc và ngày 27/3/2019 đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT buộc Vinaconex JSC tạm dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019.

Trong văn bản kiến nghị gửi SCIC, hai cổ đông lớn của Vinaconex JSC phản ảnh: "Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/01/2019, An Quý Hưng được tạo điều kiện giới thiệu tới 5 thành viên vào Hội đồng quản trị, dù không đủ điều kiện sở hữu cổ phần liên tục trong thời gian 6 tháng. Trong khi đó, các thành viên đủ điều kiện chúng tôi chỉ được giới thiệu có 2 người; 1 thành viên độc lập có chuyên môn kinh nghiệm giỏi do chúng tôi giới thiệu cũng bị bác. Tất cả các vị trí lãnh đạo tại Tổng Công ty bao gồm Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng đều do các đại diện của An Quý Hưng nắm giữ.

Kể từ khi HĐQT mới được bầu theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-ĐHCĐ nói trên, các thành viên do An Quý Hưng cử vào đã thông qua những quyết định phục vụ lợi ích nhóm cổ đông của mình.

Cụ thể, các thành viên đại diện cho An Quý Hưng thực hiện kế hoạch “rút tiền” khẩn trương ra khỏi Tổng Công ty, sử dụng các biện pháp để hạn chế khả năng biết và tham gia các ý kiến của chúng tôi. Tới cuối năm 2018, số tiền và các khoản tương đương là 1840 tỷ VND, với số nợ phải trả là 2870 tỷ VND. Chỉ trong vài tháng, hàng loạt kế hoạch sử dụng vốn đã được thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của chúng tôi về rủi ro tài chính lớn cho Tổng Công ty".
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Khu đất của gia đình bà Tiêu Thị Lượng.
Hải Phòng: Người dân "kêu trời" vì mua đất xong không được xây nhà
(Ngày Nay) - Theo phản ánh của bà Tiêu Thị Lượng (sinh năm 1963, ngụ tại quận Lê Chân, Hải Phòng), hiện tại gia đình bà đang rơi vào tình cảnh “khóc dở, mếu dở” khi dù là chủ sử dụng thửa đất nằm trong Dự án Khu nhà ở Anh Dũng IV (phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng), nhưng lại không thể tiến hành xây dựng vì nguyên nhân “sổ đỏ” đã bị chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần thương mại Thuỷ Nguyên đem đi “cắm” tại ngân hàng.
Cái gì với Bất kỳ cái gì
Cái gì với Bất kỳ cái gì
(Ngày Nay) - Hôm trước tôi có nói rằng, trong tư cách người tiêu dùng, mình phân biệt giữa "điện ảnh" và "content", và sự phân biệt này giúp mình lựa chọn sản phẩm.
Toàn cảnh Hội thảo - Tập huấn.
Gỡ rào cản kỳ thị với phụ nữ sống chung với HIV
(Ngày Nay) - Ngày 10/4, tại tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra Hội thảo - Tập huấn nhằm tìm kiếm các giải pháp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với phụ nữ sống chung với HIV và phụ nữ bị bạo lực giới - hai nhóm đối tượng đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và hỗ trợ thiết yếu.
Ukraine nêu rõ "lằn ranh đỏ" trong đàm phán chấm dứt xung đột
Ukraine nêu rõ "lằn ranh đỏ" trong đàm phán chấm dứt xung đột
(Ngày Nay) - Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.