Vì sao ông Putin thừa nhận vai trò bí mật của Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một bức thư đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia địa chính trị trên Bán đảo Triều Tiên, thông điệp chúc mừng được Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi vào tháng 7 tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhân kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên.
Vì sao ông Putin thừa nhận vai trò bí mật của Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên?

Trong bức thư đó, Tổng thống Nga lần đầu tiên chính thức thừa nhận Liên Xô đã bí mật "tham gia" vào Chiến tranh Triều Tiên.

“Những người lính Liên Xô, bao gồm cả những phi công đã thực hiện hàng chục nghìn chuyến bay chiến đấu, kề vai sát cánh với những người Triều Tiên ái quốc và góp phần to lớn vào việc tiêu diệt kẻ thù”, ông Putin viết trong thư.

Chiến tranh Triều Tiên, bắt đầu vào năm 1950, theo truyền thống được coi là cuộc chiến giữa Triều Tiên và Trung Quốc chống lại lực lượng Liên hợp quốc do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, chi tiết về sự tham gia của Liên Xô dần dần được tiết lộ qua các tài liệu và lời khai được công bố sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Theo lệnh của nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Josef Stalin, các phi công của lực lượng không quân Liên Xô đã tham chiến tại Bán đảo Triều Tiên. Mặc quân phục của Quân Tình nguyện Nhân dân Trung Hoa, các phi công Liên Xô đã thực hiện 60.000 chuyến bay trên chiến đấu cơ MiG-15.

Tuy nhiên, sự tham gia của Liên Xô vào thời điểm đó được giữ bí mật do lo ngại chiến tranh sẽ leo thang thành Thế chiến thứ ba.

Vậy tại sao Putin mới đây lại thừa nhận Liên Xô “tham gia” vào Chiến tranh Triều Tiên?

Shunji Hiraiwa, giáo sư khoa nghiên cứu chính sách tại Đại học Nanzan của Nhật Bản, cho rằng bức thư của Tổng thống Nga, bằng cách đề cập đến vai trò của chính quyền Moscow trong cuộc chiến, cho thấy ý định của ông Putin trong việc can thiệp vào tiến trình ngoại giao đối với Triều Tiên.

Như giáo sư Hiraiwa thấy, Nga không muốn Mỹ nắm thế chủ động trong cuộc tranh giành quyền lực địa chính trị trên Bán đảo Triều Tiên.

Với sự thừa nhận của ông Putin, Triều Tiên có thể sẽ nắm bắt cơ hội để lôi kéo không chỉ Trung Quốc mà còn cả Nga vào cuộc đối thoại vì lợi ích của mình.

Triều Tiên dường như đang chờ thời điểm thích hợp để bắt đầu các cuộc đàm phán trong đó chính quyền Bình Nhưỡng có thể đề nghị cắt giảm kho vũ khí hạt nhân đã tích lũy được trong những năm gần đây để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế.

Trong khi đó, ông Kim Jong-un đang theo dõi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ mà đỉnh điểm là cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2024.

Nếu cựu Tổng thống Donald Trump thắng cử, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể tìm kiếm thỏa thuận với Washington. Nhưng nếu Tổng thống đương nhiệm Joe Biden - người không quan tâm đến đàm phán trực tiếp - tái đắc cử, ông Kim có thể cố gắng kích hoạt các cuộc đàm phán đa phương liên quan đến Trung Quốc và Nga.

Bên cạnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, năm tới còn có hàng loạt cuộc bầu cử có ý nghĩa địa chính trị. Tạp chí Economist đưa tin rằng các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức ở hơn 70 quốc gia và khu vực - nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới. Economist mô tả hiện tượng chưa từng có khi gọi năm 2024 là "năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử".

Ba cuộc bầu cử đầu năm đặc biệt quan trọng: cuộc bầu cử lãnh đạo đảo Đài Loan vào tháng 1, cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3 và cuộc bầu cử quốc hội Hàn Quốc vào tháng 4.

Kết quả của các cuộc bầu cử này sẽ giúp quyết định liệu các quốc gia như Trung Quốc và Nga có mở rộng ảnh hưởng hay liệu các quốc gia đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc, có hợp tác hay không.

Cuộc tổng tuyển cử ở Hàn Quốc, được tổ chức 4 năm một lần để chọn ra các thành viên của quốc hội đơn viện, có tác động trực tiếp đến động lực chính trị của Bán đảo Triều Tiên.

Đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol, người nhậm chức vào tháng 5/2022, cuộc bầu cử này sẽ quyết định liệu Quốc hội Hàn Quốc có ủng hộ các chính sách của ông trong nửa sau nhiệm kỳ hay không.

Quốc hội hiện tại bị thống trị bởi Đảng Dân chủ đối lập, ông Yoon đương nhiên muốn Đảng Quyền lực Nhân dân bảo thủ của mình giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử sắp tới.

Nhưng triển vọng của phe bảo thủ Hàn Quốc không mấy sáng sủa, khi tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Yoon dao động quanh mức 30%. Các dữ liệu thăm dò này khiến ông Yoon không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tập trung nhiều hơn vào các vấn đề đối nội trong một thời gian.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhiều lần nói rằng “2024 sẽ là một năm căng thẳng”.

Vụ bê bối gây quỹ đang diễn ra trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ là chủ đề được bàn tán nhiều nhất tại nước này cho đến năm 2024. Vụ bê bối này có khả năng làm lu mờ cuộc bầu cử chủ tịch LDP dự kiến vào tháng 9. Nhưng mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng cũng làm tăng khả năng diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024.

Sự không chắc chắn về chính trị trong nước này có thể khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản tập trung hướng nội, chuyển sự chú ý khỏi bối cảnh địa chính trị.

Các chuyên gia nhận định, giới lãnh đạo của cả Hàn Quốc và Nhật Bản cần phải hiểu rằng việc xây dựng chính sách đối ngoại từ góc độ rộng hơn hiện nay là cần thiết, khi các nước đối thủ đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Theo Nikkei Asia
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.