Ấn bản mới “Việc học tập ở đáy kim tự tháp: Khoa học, đo lường và chính sách ở các nước có thu nhập thấp” được Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế UNESCO xuất bản đã thu hút sự chú ý nhiều, đặc biệt về vấn đề bất bình đẳng trong một quốc gia. Cuốn sách bắt nguồn từ các cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra trong một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Đại học Philadelphia, Hoa Kỳ, vào ngày 2-3 tháng 3/2017.
Chất lượng giáo dục và học tập đóng vai trò trung tâm trong các Mục tiêu phát triển bền vững hướng đến 2030 của Liên hiệp quốc (SDGs). Tuy nhiên, mục tiêu phát triển phần lớn lại mang tính tiêu chuẩn, có nghĩa là quá ít sự chú ý đã được trao cho cho những người đang chật vật ở phần thấp hơn của kim tự tháp xã hội.
Dan Wagner, Chủ tịch UNESCO về vấn đề Học tập, đồng thời là nhà tổ chức cao cấp của hội nghị, đã kêu gọi sự chú ý nhiều hơn vào chương trình nghị sự “Học tập công bằng” như một cách để củng cố tiềm năng và tác động của các mục tiêu của LHQ.
Nhà nghiên cứu Suzanne Grant Lewis (UNESCO) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận phần đáy của kim tự tháp để tất cả trẻ em có thể tiếp nhận quyền cơ bản của đối với giáo dục chất lượng và học tập suốt đời: “Trẻ em tại các khu vực thiệt thòi nhất thế giới đã bị bỏ quên quá lâu. Chương trình giáo dục hướng đến năm 2030 là cơ hội để tìm ra các lựa chọn chính sách mới có thể nâng cao chất lượng chung của kim tự tháp, để tất cả trẻ em đều có thể học hỏi và phát triển”.
Với các bài viết của 36 chuyên gia quốc tế, cuốn sách là nguồn tham khảo cho những người muốn tìm hiểu về việc học tập ở các nước thu nhập thấp trên toàn thế giới. Cuốn sách cho phép ta khám phá các sắc thái phức tạp của cụm từ “đáy của kim tự tháp”, xem xét cách đo lường học tập ở các quần thể bị cách ly và cách thức mà các phương pháp tiếp cận chính sách mới có thể cải thiện việc học cho tất cả mọi người.