Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thay vì chọn những chủ đề hot và hợp thời dễ “câu view”, Đào Hữu Quý, một TikToker 31 tuổi lại theo đuổi làm những video thú vị về văn hoá quê hương.

Chàng trai hoài cổ

Ngay khi đại dịch COVID–19 bùng phát, nhận thấy sức lan toả của mạng xã hội ở thời điểm đó, Đào Hữu Quý (31 tuổi) đã quyết định tạm dừng công việc là một người mẫu áo dài và rẽ hướng trở thành TikToker. Cơ duyên trở thành một nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội đến với anh tới nay cũng đã hơn hai năm.

Đào Hữu Quý chia sẻ, anh mong muốn giới thiệu, quảng bá và lan toả những cái riêng của vùng đất Huế đến cộng đồng. Kênh TikTok của anh hiện sở hữu gần 100.000 lượt theo dõi và 800.000 lượt yêu thích, với nội dung sáng tạo chủ yếu về những nét đẹp văn hoá của xứ Huế như ẩm thực, làng nghề...

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 1

Ẩm thực truyền thống Huế là chủ đề đầu tiên Đào Hữu Quý thực hiện.

Là một người trẻ thuộc thế hệ 9X, thay vì chọn những chủ đề hợp thời được giới trẻ ưa chuộng, Đào Hữu Quý quyết định đi ngược dòng và theo đuổi những câu chuyện thú vị về nét đẹp văn hoá quê hương. “Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Cố đô, tôi mong muốn chia sẻ những giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của Huế đến với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua các video của mình. Nhắc đến Huế, hẳn nhiên mọi người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh những cung điện, lăng tẩm bề thế, nhưng đằng sau đó, con người và mảnh đất nơi đây còn rất nhiều những câu chuyện chưa được kể”, Quý nói.

Anh cho biết thêm, “bên cạnh những món ăn nổi tiếng như bún bò, cơm hến, ẩm thực Huế còn phong phú hơn thế rất nhiều. Tôi muốn giới thiệu đến mọi người về ẩm thực phủ đệ của Huế, món bún giấm nuốc, bánh ướt cuốn tôm chua, những thức kẹo truyền thống của địa phương như kẹo cau, kẹo mè. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng những sản phẩm của mình có thể phần nào gợi nhớ cho thế hệ trẻ ngày nay về những làng nghề từng nức tiếng một thời”.

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 2

Món nem công, chả phượng nổi tiếng của ẩm thực cung đình Huế.

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 3

Món bánh lá chả tôm truyền thống của vùng đất Cố đô.

Tuy nhiên, hành trình sáng tạo nội dung của chàng thanh niên tự nhận mình là một “người hoài cổ” cũng gặp không ít những khó khăn. Đôi khi anh bị người dân từ chối vì sợ “lộ” mất bí quyết của cái nghề cha truyền con nối, có lúc không được tiếp đón bởi họ lo sợ điều tiếng, phiền nhiễu khi xuất hiện trên mạng xã hội. “Người dân Huế rất hiền lành, chất phác, nhưng họ không thích xô bồ và rất dễ ngại, đặc biệt là trước ống kính máy quay. Để tạo không khí gần gũi hơn, tôi luôn chọn mặc một chiếc áo dài mỗi khi ghi hình, như vậy bà con sẽ dễ cảm mến hơn, và thoải mái chia sẻ với tôi nhiều câu chuyện hơn”, anh Quý chia sẻ.

Dù gặp nhiều trở ngại trong suốt hơn hai năm qua nhưng đến nay Đào Hữu Quý chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Ngược lại, anh lấy đây làm động lực để tiếp tục phấn hơn nữa trên con đường lưu giữ những nét đẹp văn hoá của quê hương mình, và thậm chí đã có dự định mở rộng nội dung khai thác. Anh bật mí, rằng sau chuỗi chủ đề về ẩm thực và các làng nghề truyền thống của Huế, cổ phục và triều phục sẽ là những đề tài tiếp tục được anh nghiên cứu thực hiện.

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 4
Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 5

Hữu Quý trải nghiệm làm kẹo cau cùng người dân địa phương.

Để người xem thực sự “hiểu và biết”

Với Hữu Quý, anh luôn tâm niệm rằng: “Những giá trị văn hoá truyền thống đó cần phải được lưu giữ để những người trẻ, những thế hệ đi sau được nghe, được kể và có tư liệu để tìm đến. Nếu không ai làm thì mình sẽ làm”. Qua mỗi sản phẩm được đăng tải, anh không chỉ mong muốn giới thiệu về những nét đẹp truyền thống của vùng đất Cố đô, mà hơn cả anh muốn người xem thực sự “hiểu và biết” về ý nghĩa đằng sau, từ đó tôn trọng những giá trị văn hoá ấy.

Những video của anh về văn hoá ẩm thực hay các làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một tại Huế, luôn được thực hiện một cách đầy tâm huyết và sáng tạo. Khác với nhiều nhà sáng tạo nội dung, điểm đặc biệt trong các video chia sẻ của TikToker Đào Hữu Quý có lẽ nằm ở chính những trải nghiệm cá nhân của anh.

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 6

Hữu Quý làm tượng ông Công, ông Táo tại làng Địa Linh.

Để sản xuất được những video chân thực nhất, anh Quý thường dành rất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, tư liệu liên quan, sau đó đến tận nơi quay hình cùng người dân làm nghề. Không lựa chọn ghi hình hỏi - đáp đơn thuần, Hữu Quý luôn trực tiếp tham gia vào mọi công đoạn cùng nhân vật của mình trong suốt quá trình quay hình.

“Khi đã có thể gặp nhân vật, tôi không muốn chỉ đứng ngoài hay ngồi một chỗ mà hỏi chuyện. Tôi sẽ trải nghiệm trực tiếp cùng với họ, và cố gắng mang đến “tính thực” trong các sản phẩm của mình. Họ làm nghề ấy vất vả như thế nào, vất vả đến đâu, chỉ khi thực làm mới có thể thấu hiểu được, từ đó truyền tải đến người xem một cách chân thực nhất về cái nghề, cái trăn trở của người giữ nghề”, anh Quý bộc bạch.

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 7

Hữu Quý làm tượng ông Công, ông Táo tại làng Địa Linh.

Theo chia sẻ của Hữu Quý, rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời tại quê hương anh hiện đang dần bị lãng quên, như làng nón Triều Sơn, làng hạt nổ Mậu Tài, làng hoa giấy Thanh Tiên, hay làng Địa Linh làm tượng ông Công, ông Táo. Trong quá trình truyền nghề và giữ nghề, người dân tại những làng nghề này gặp rất nhiều gian truân.

Kể về lần trải nghiệm tại làng nghề Địa Linh, nơi nổi tiếng với nghề nặn tượng ông Công, ông Táo, người con của một hộ gia đình từng chia sẻ với anh rằng: “Theo cha mẹ thì chị cũng cố gắng làm, chứ sau này chắc chị cũng sẽ tìm một công việc khác thôi. Nghề này cực lắm, có muốn làm một mình cũng không được”.

“Tiếp xúc với nhiều hộ gia đình ở các làng nghề, tôi có thể hiểu được tâm tư của họ. Người già thì mất động lực bởi dù bỏ rất nhiều công sức nhưng mỗi sản phẩm chẳng lời được là bao, họ theo nghề mà chẳng thể trang trải được cuộc sống. Trong khi đó, người trẻ lại thiếu kinh nghiệm, họ không biết tìm học từ đâu khi mà nghề truyền thống tại Huế thường được lưu giữ bằng hình thức truyền miệng, rất dễ bị sai lệch. Hơn thế, những sản phẩm đó rất khó tìm đầu ra giữa cái guồng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như bây giờ”, anh Quý giãi bày.

Viết câu chuyện “chưa được kể” về xứ Huế ảnh 8

Làng Địa Linh nổi tiếng với nghề làm tượng ông Công, ông Táo.

Nghề truyền thống hiện vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định khi các sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện đại. Đơn cử, như tượng ông Công, ông Táo vốn được dùng để thờ cúng theo văn hoá của người Việt nên chỉ trông vào một vụ dịp sát Tết mỗi năm.

“Có lẽ với các làng nghề truyền thống, câu chuyện đặt ra không chỉ là giữ được nghề, mà xa hơn họ còn phải làm sao để phát triển nghề. Chúng ta cần duy trì và bảo tồn những giá trị truyền thống nhưng cũng cần phát triển để chúng tồn tại với thời cuộc, song không làm sai lệch đi cái gốc vốn có”, anh Quý nhấn mạnh.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.