Việt Nam cảnh báo xung đột Biển Đông tại Liên Hợp Quốc

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ tranh chấp Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh ở khu vực, trong khi luật pháp quốc tế bị xem nhẹ.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại Đại hội đồng LHQ. Ảnh: UN
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại Đại hội đồng LHQ. Ảnh: UN

"Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, nhất là tại bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung", ông Phạm Bình Minh nêu rõ tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa 71 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) cuối tuần qua tại New York, Mỹ.

Phó thủ tướng Việt Nam cho rằng luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương là những nhân tố cốt yếu xây dựng châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, giúp ổn định cấu trúc an ninh quốc tế. Tuy nhiên các chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vẫn bị xem nhẹ. Một số nước có biện pháp áp đặt, đơn phương, cường quyền, sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề an ninh, điều đó đã và đang gây căng thẳng, đối đầu, cản trở các nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Trên phạm vi thế giới, khi căng thẳng và bất ổn diễn biến phức tạp, tư duy đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng đang đe dọa an ninh chung.

Ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ luật pháp, đề nghị LHQ tăng cường vai trò trong giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

Đề cập tới những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, đại diện Việt Nam kêu gọi tất cả bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Phó thủ tướng đề nghị các nước tăng cường chủ nghĩa đa phương, cam kết Việt Nam sẽ thúc đẩy các tiếp cận này để đóng góp cho hoà bình, hợp tác và phát triển giữa các nước. Ông Phạm Bình Minh cũng thông báo Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.