Việt Nam đạt thành tích vượt trội tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2025 tại Hoa Kỳ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ, nơi quy tụ gần 1.700 học sinh từ hơn 60 quốc gia, đoàn Việt Nam đã ghi dấu ấn khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay, với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ. Ảnh: TTXVN phát
Học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay, với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ. Ảnh: TTXVN phát

Ngày 17/5, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Regeneron ISEF 2025), diễn ra từ ngày 11-16/5/2025 tại Columbus, Ohio, Hoa Kỳ, khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay, với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ.

Hội thi năm nay quy tụ gần 1.700 học sinh Trung học từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ và 48 bang của Hoa Kỳ, với hơn 1.000 dự án thuộc 22 lĩnh vực. Đoàn Việt Nam tham dự với 9 dự án thuộc 6 lĩnh vực, cạnh tranh trong tổng số giải thưởng chiếm khoảng 25% dự án dự thi.

Hai dự án đạt giải Nhì gồm: Đề tài “TalkieVBot - Robot hỗ trợ giáo dục cho trẻ em khuyết tật ngôn ngữ” của các em Huỳnh Huy Hưng và Nguyễn Nhật Tuấn Kiệt (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng), thuộc lĩnh vực Robot và máy thông minh; Đề tài “Vật liệu oxi hóa hiệu năng cao lithium vanadium oxide xử lí môi trường,” của các em Đỗ Hà Phương và Nguyễn Đức Thái (Trường Trung học Phổ thông Việt Đức, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), thuộc lĩnh vực Hóa học.

Giải Ba là dự án của em Phạm Quang Phúc An và Nguyễn Mai Khuê (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Y Sinh với tên đề tài “Phát triển giải pháp hỗ trợ đánh giá sức khỏe sinh sản nam giới tại nhà.”

Ba dự án giải Tư là: Đề tài “Nghiên cứu tạo kháng thể trung hòa độc tố Bolutinum Type A dựa trên công nghệ nanobody” của các em Đặng Trần Bảo Anh và Mai Tâm Trang (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội); Đề tài “Xe lăn tự hành hỗ trợ người mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên trong di chuyển và giao tiếp” của các em Lê Minh Hiếu và Cao Trung Quân (Trường Trung học Phổ thông thị xã Quảng Trị, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị); Đề tài “Ứng dụng Học sâu trong sáng tác nhạc tự động, định hướng bảo tồn và phát triển Đờn ca tài tử Nam Bộ” của các em Hà Nhật Bảo và em Nguyễn Tấn Đức (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh).

Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn đạt được 4 giải Đặc biệt do các nhà tài trợ (là các công ty, tập đoàn, trung tâm nghiên cứu) trao cho các dự án có nhiều tiềm năng và triển vọng.

Các dự án được trao giải gồm: Dự án “Phát triển giải pháp hỗ trợ đánh giá sức khỏe sinh sản nam giới tại nhà” của các em Phạm Quang Phúc An và Nguyễn Mai Khuê, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2 giải); Dự án “Nghiên cứu tạo kháng thể trung hòa độc tố Botulinum type A dựa trên công nghệ Nanobody” của các em Đặng Trần Bảo Anh và Mai Tâm Trang (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) và Dự án “Vật liệu oxi hóa hiệu năng cao lithium vanadium oxide xử lí môi trường” của các em Đỗ Hà Phương và Nguyễn Đức Thái (Trường Trung học Phổ thông Việt Đức, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội).

Đây là kết quả cao nhất của học sinh Việt Nam tại Regeneron ISEF 2025 kể từ khi tham gia năm 2013, phản ánh sự nỗ lực không ngừng của đội tuyển và sự hội nhập mạnh mẽ của giáo dục Việt Nam với thế giới.

Thành tích này góp phần nâng cao vị thế giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.