Việt Nam duy trì xuất siêu trong tháng 7/2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong tháng 7/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng khá. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 30,32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng 3,4%.
Việt Nam duy trì xuất siêu trong tháng 7/2022

Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 33,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 31,7 tỷ USD, tăng 14,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 24,9 tỷ USD, tăng 24,1%; hàng dệt may đạt 22,1 tỷ USD, tăng 19,8%; giày dép đạt 14,1 tỷ USD, tăng 19,6%.

Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước ngày càng khẳng định vai trò đóng góp của mình khi có giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng 56,99 tỷ USD, tăng 17%, cao hơn mức tăng 15,7% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô), chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 192 tỷ USD, tăng 16%; nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 5,4%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32,9%.

Về thị trường xuất khẩu, trong 7 tháng năm 2022, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều đạt mức tăng khá cao. Trung Quốc là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất với ước tính 103,1 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu ước đạt 30,4 tỷ USD, tăng 6,5%.

Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 2 với ước tính 76 tỷ USD về thương mại hai chiều, tăng 20,7%; trong đó, xuất khẩu đạt 67,1 tỷ USD, tăng 24,3%. Hàn Quốc là thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng ở vị trí thứ 3 với 51,3 tỷ USD, tăng 21,2%; trong đó, xuất khẩu ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 14,5%. ASEAN có kim ngạch 2 chiều ước đạt 49 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt giá trị 20,6 tỷ USD, tăng 27,1%.

Thị trường EU có kim ngạch 2 chiều ước đạt 37,1 tỷ USD; trong đó xuất khẩu ước đạt 27,9 tỷ USD, tăng 22%. Nhật Bản có kim ngạch hai chiều ước đạt 27,5 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 13,4 tỷ USD, tăng 12,9%.

Cũng trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu nên trong 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức xuất siêu 764 triệu USD. Mức xuất siêu tuy không cao nhưng cũng là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của nền kinh tế, cùng kỳ năm trước cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,31 tỷ USD.

Tuy nhiên, mức xuất siêu hiện nay còn thấp, thiếu tính bền vững, nguy cơ nhập siêu vẫn luôn hiện hữu. Nhập siêu không chỉ tác động đến kinh tế vĩ mô (cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, công nợ ngoại tệ, lạm phát…), mà còn tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế.

Cảnh báo trên đòi hỏi phải có giải pháp ngăn chặn. Trong các giải pháp hạn chế nhập siêu, giải pháp cơ bản là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước đối với hàng nhập khẩu hoặc khi xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh công nghiệp hỗ trợ, giảm thiểu tính gia công, lắp ráp để giảm phụ thuộc nhập khẩu. Đồng thời, cần có giải pháp để ứng phó với việc tăng giá USD, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khi tỷ giá VND/USD và tỷ giá thương mại hàng hóa đã giảm hơn 2 năm.

Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, bắt kịp với đà phục hồi và các xu hướng phát triển mới của quốc tế, đồng thời cũng phải sẵn sàng đối mặt với nhiều rủi ro như: Chiến tranh thương mại và xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực thị trường lớn; Diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu trở nên khó dự đoán; Nguy cơ lạm phát, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng. Tận dụng tốt những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết các thị trường trọng điểm trên thế giới, tạo ra một xung lực lớn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, tạo cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại và đào tạo được lực lượng lao động chuyên nghiệp hơn.

Ảnh minh hoạ.
Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
(Ngày Nay) - Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06.
Chính phủ yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06
(Ngày Nay) - Ngày 23/9, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 7323/VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Ảnh minh hoạ.
Kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc - Tây Bắc
(Ngày Nay) - Ngày 24/9, tại thị xã Sa Pa, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ ký kết hợp tác kết nối du lịch Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương - Quảng Ninh. Sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến mới để sự liên kết, hợp tác đi vào chiều sâu, bền vững; mở ra cơ hội hợp tác mới, phát huy vai trò các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch 5 địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và người dân địa phương dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Tôn vinh những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và nhân loại
(Ngày Nay) - Ngày 24/9, Lễ tưởng niệm lần thứ 203 ngày mất Đại thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du (1820 - 2023) được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng Hội đồng Gia tộc Nguyễn Tiên Điền cử hành tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Lời Phật dạy: Vì sao lại gọi là chúng pháp và chúng phi pháp?
Lời Phật dạy: Vì sao lại gọi là chúng pháp và chúng phi pháp?
(Ngày Nay) - Ngoài lòng tôn kính và vâng phục vị thầy của mình, người học Phật cần tỉnh táo đối chiếu những lời dạy và cách sống của thầy với Kinh - Luật. Nếu không đúng với Kinh-Luật thì hết sức cẩn trọng, không mù quáng tin theo vì vị ấy đã thực hành phi pháp.
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát trên đỉnh cột cờ Lũng Pô (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai tặng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lá cờ được thượng cờ ngày 2/9/2023 tại Cột cờ Lũng Pô, rộng 25 m2 tượng trưng cho 25 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn tỉnh biên giới Lào Cai. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dâng hương tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát trên đỉnh cột cờ Lũng Pô (Bát Xát).
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thăm, làm việc tại Lào Cai
(Ngày Nay) - Chiều ngày 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô; tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung; thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tặng hoa cho các đơn vị tham gia cuộc thi tài năng diễn viên cải lương toàn quốc – 2023.
Khai mạc Cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc
(Ngày Nay) - Tối 23/9, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu khai mạc cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết thực tế hiện nay gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng.
Bệnh thận mạn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/9, tại Hà Nội, buổi tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” do Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty TNHH AstraZeneca phối hợp tổ chức đã thu hút trên 50 chuyên gia y tế và đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế); đại diện Ban giám hiệu các trường đại học… tham dự.