Việt Nam tích cực trong vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 15/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp của Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Chiều 15/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp của Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, thảo luận chương trình công tác năm 2023 và thống nhất phương hướng phối hợp tham mưu, triển khai các nhiệm vụ trên cương vị thành viên cơ quan quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc về quyền con người.

Tham dự cuộc họp có thành viên của Tổ công tác liên ngành, là đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số bộ, ngành hữu quan cùng đại diện các đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao.

Khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, Tổ trưởng Tổ Công tác khẳng định, việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là thành công lớn của công tác đối ngoại đa phương, góp phần cụ thể hóa đường lối đối ngoại, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương của Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư.

Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Cấp cao; uy tín, vị thế, những thành tựu toàn diện của đất nước ta trong phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế và bảo đảm quyền con người; quá trình phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan chủ trì là Bộ Ngoại giao với các bộ, ban, ngành liên quan, sự ủng hộ, tín nhiệm của các nước, bạn bè quốc tế.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Ngoại giao, các thành viên Tổ công tác liên ngành đã thảo luận, đánh giá cục diện thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, bất lường do hệ lụy của chiến tranh, xung đột bất ổn từ một số quốc gia/khu vực, những diễn biến gay gắt của dịch bệnh, biến đổi khí hậu và nhiều thách thức toàn cầu cấp bách khác. Tình hình này sẽ tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đến xu hướng hợp tác, đấu tranh giữa các nước, nhóm nước trong quan hệ quốc tế cũng như tại Hội đồng Nhân quyền.

Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền vừa là vinh dự, trọng trách, vừa đặt ra những vấn đề lớn, phức tạp mà Việt Nam cùng các nước cần chung tay xử lý nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người trên thế giới, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng và trên tinh thần hợp tác, hiểu biết lẫn nhau.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao các ý kiến trao đổi thực chất của thành viên Tổ công tác, gợi mở nhiều định hướng, giải pháp thiết thực nhằm triển khai hiệu quả hoạt động của tổ công tác liên ngành nói riêng và công tác thành viên Hội đồng Nhân quyền nói chung, góp phần nâng cao uy tín, vị thế đất nước và bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc.

Thứ trưởng đề nghị các bộ, ban, ngành hữu quan tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin; cùng thúc đẩy các sáng kiến, đề xuất tạo dấu ấn của Việt Nam trên các lĩnh vực, vấn đề ưu tiên; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo và thông tin tuyên truyền để đảm bảo thực hiện tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.