Việt Nam tiên phong xây dựng thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường cấp bách ở phạm vi toàn cầu khiến nhiều quốc gia kêu gọi một Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. 
Việt Nam tiên phong xây dựng thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Nước ta đã thể hiện quan điểm tiên phong trong khu vực đối với giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, chủ động, tích cực tham gia, đề xuất hình thành các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Chủ động giải quyết rác thải nhựa đại dương

Với mục tiêu bảo đảm đầy đủ điều kiện về nguồn nhân lực, thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia đàm phán, bảo đảm quyền và lợi ích, nâng cao năng lực quốc gia trong việc phòng, chống ô nhiễm nhựa đại dương, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 về việc phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.

Đề án có quan điểm xuyên suốt, thực hiện chủ trương, đường lối và định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; tiên phong trong khu vực trong giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương; góp phần xây dựng, thực thi thành công mô hình nền kinh tế tuần hoàn, quản lý nhựa hiệu quả.

Đề án góp phần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Đề án cũng thể hiện quan điểm tranh thủ tối đa sự ủng hộ, hỗ trợ quốc tế trong quá trình chuẩn bị, tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm các nghĩa vụ quốc tế liên quan trong quá trình tham gia.

Thỏa thuận toàn cầu mới sẽ mang lại cơ hội phát triển các mục tiêu bền vững toàn cầu, thông qua đó Việt Nam là đại diện tiếng nói tích cực từ khu vực trong việc kêu gọi xây dựng hiệp ước toàn cầu với các mục tiêu tham vọng và hành động mạnh mẽ trong việc chống lại ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Từ đó Việt Nam có thể tiếp cận với các lợi ích hợp tác trong khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi cho biết, với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Điều đó cho thấy quan điểm chung của Việt Nam trong quá trình thảo luận là các thách thức của rác thải nhựa đại dương là vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi cách tiếp cận và giải pháp ở quy mô toàn cầu, nhưng phải phù hợp với các ưu tiên của khu vực ASEAN và Việt Nam. Việt Nam ủng hộ, sẵn sàng tham gia thảo luận để cùng xây dựng về một Thỏa thuận về rác thải nhựa đại dương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, vì một đại dương xanh, hành tinh xanh, hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Đề án sẽ điều tra, khảo sát về tình hình rác thải nhựa đại dương tại một số khu vực trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Cụ thể, tại khu vực miền Bắc tập trung khảo sát, thu thập tài liệu tại các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng. Khu vực miền Trung tập trung khảo sát, thu thập tài liệu tại các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam. Khu vực miền Nam tập trung khảo sát, thu thập tài liệu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng Báo cáo quốc gia về rác thải nhựa đại dương làm cơ sở xây dựng lập trường của Việt Nam trong đàm phán Thỏa thuận.

Việt Nam tích cực đóng góp

Hướng đến việc xây dựng hoàn thành mục tiêu trong Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc về ngăn ngừa và giảm thiểu hiệu quả các loại hình ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Việt Nam đã nỗ lực thể hiện qua các cam kết chính trị cũng như các hoạt động thực tiễn quản lý giảm thiểu chất thải nhựa, đặc biệt là các chính sách đã ban hành. Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển song song với việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển. Một trong những mục tiêu quan trọng Chiến lược đặt ra là đến năm 2030: ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động, tích cực tham gia và đề xuất, thực hiện các sáng kiến hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, thúc đẩy hình thành khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Tại Kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương của Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra các yêu cầu như: thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương; duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về biển; chủ động ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế; phối hợp trong việc kiểm soát quản lý rác thải nhựa đại dương.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada diễn ra vào tháng 6/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh Sáng kiến “Đại dương không rác thải nhựa” và kêu gọi một cơ chế hợp tác toàn cầu với sự chung tay hành động của các quốc gia để các đại dương luôn mãi xanh, đầy ắp tôm cá và không còn phế thải nhựa như là một di sản tốt đẹp để lại cho các thế hệ mai sau.

Trong thời gian qua, các hoạt động xúc tiến quá trình đàm phán cho bản thỏa thuận toàn cầu cũng đã được các nước chủ động thực hiện, với sự tham gia ủng hộ tích cực của Việt Nam. Năm 2021, lần đầu tiên Việt Nam cùng ba nước Đức, Ecuador và Ghana đăng cai đồng tổ chức một Hội nghị Bộ trưởng về Rác thải đại dương và ô nhiễm nhựa nhằm trao đổi sâu các tiềm năng cho thỏa thuận toàn cầu về nhựa. Hội nghị được đánh giá là một diễn đàn cấp cao triển vọng để các nước cùng thảo luận chi tiết hơn những yếu tố cụ thể của thỏa thuận, bao gồm phạm vi, mục tiêu, cơ chế báo cáo và thu thập dữ liệu, hướng tiếp cận về chính sách, cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và tài chính…

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.