Việt Nam và Lào có đóng góp to lớn trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN

0:00 / 0:00
0:00
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumasay Kommasith đã trả lời phỏng vấn về những đóng góp của Việt Nam và Lào trong ASEAN, cũng như việc ASEAN phải làm gì để giải quyết những thách thức, những vấn đề mới phát sinh để bảo vệ vai trò trung tâm của Khối trong thời gian tới.
 Việt Nam và Lào có đóng góp to lớn trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN

Phóng viên: Thưa Phó Thủ tướng, năm nay là kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của Lào và Việt Nam kể từ khi trở thành thành viên ASEAN cũng như tiến trình phát triển của khu vực?

Phó Thủ tướng Saleumasay Kommasith: Việt Nam trở thành thành viên ASEAN năm 1995, Lào gia nhập chậm hơn Việt Nam 2 năm. Cả hai nước Việt Nam và Lào đã tham gia với tư cách là thành viên tích cực, góp phần quan trọng vào hoạch định chính sách, tầm nhìn của ASEAN. Kể từ khi Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar gia nhập ASEAN, chúng ta đã góp phần làm thay đổi lớn tôn chỉ cũng như mục đích ban đầu của tổ chức này. Cho đến nay, 10 quốc gia ASEAN đã tìm được tiếng nói chung, cùng hợp tác hòa bình trong ngôi nhà chung, sự hiểu biết lẫn nhau và lòng tin ngày càng được củng cố. Đó chính là những đóng góp rất to lớn của Việt Nam và Lào trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

Về vấn đề xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam là quốc gia lớn trong khu vực, có vai trò quan trọng, có mối quan hệ với nhiều quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, đó cũng là sự đóng góp trực tiếp vào vai trò quan trọng của ASEAN đối với khu vực và quốc tế.

ASEAN có vị trí địa chính trị quan trọng, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả các cường quốc đều muốn thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN thông qua cơ chế ASEAN và đối tác, đối thoại. Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trải qua 3 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, trong khi Lào đã 2 lần giữ chức Chủ tịch và đến năm 2024 là lần thứ 3. Cả Việt Nam và Lào đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo trung tâm của ASEAN, đó là những đóng góp to lớn của hai nước chúng ta, đó cũng là thành quả hợp tác chặt chẽ của hai nước Lào, Việt Nam từ cấp chuyên viên đến lãnh đạo cấp cao. Những sáng kiến của Việt Nam và Lào đã đem lại lợi ích chung cho các nước ASEAN, là những bước tiến quan trọng hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết.

Phóng viên: Thưa Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, các nước ASEAN sẽ phối hợp giải quyết những thách thức mới phát sinh, những vấn đề nóng như thế nào để bảo vệ vai trò trung tâm của ASEAN?

Phó Thủ tướng Saleumasay Kommasith: Thành quả lớn nhất của ASEAN đến nay là hòa bình và ổn định. Điều này có được là do sự hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng cho hòa bình và ổn định cho khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như ASEAN. Trước khi Việt Nam, Lào, Campuchia gia nhập ASEAN, các quốc gia trong khu vực vẫn còn thái độ thận trọng, hoài nghi lẫn nhau. Nhưng kể từ khi 10 quốc gia tập trung dưới mái nhà ASEAN, nhiều vấn đề đã được tháo gỡ. Các quốc gia, cường quốc đều muốn thiết lập và tăng cường hợp tác với ASEAN, đó là thành quả rất lớn về chính trị.

Về kinh tế, các quốc gia đã giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, làm cho khoảng cách giàu - nghèo trong khu vực ngày càng được rút ngắn, điển hình như sự phát triển của Việt Nam đã ngang tầm với nhiều quốc gia trong khu vực, khoảng cách giàu nghèo giữa Lào với các nước tuy vẫn còn tồn tại, song đã được cải thiện một cách đáng kể. Thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều có vị trí và vai trò nhất định, nhưng nếu thống nhất, hình thành được quan điểm và lập trường chung càng nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN trên trường quốc tế.

Thực tế hiện nay, tất cả các tổ chức trên thế giới đều tồn tại những bất đồng và thách thức cần phối hợp cùng nhau giải quyết. Về phía ASEAN, cần tiếp tục duy trì vai trò trung tâm, lập trường đồng thuận trong giải quyết các thách thức. Thứ nhất, do tác động trực tiếp bởi các cường quốc đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải tính toán, xử lý sao cho có thể vượt qua được bất đồng, bảo đảm cho ASEAN duy trì tốt mối quan hệ trong khối, cũng như điều chỉnh mối quan hệ với các cường quốc không để cho quốc gia nào trong khu vực phải rơi vào tình huống phải lựa chọn phe. Việt Nam và Lào có vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Thứ hai, hiện nay, trong khu vực cũng như trên thế giới nhiều vấn đề mới phát sinh và cũng có những đánh giá và nhìn nhận khác nhau, do hệ thống chính trị khác nhau nhưng vấn đề quan trọng cần bảo đảm cho các quốc gia ASEAN cùng nhau phát triển và duy trì được những lợi ích cốt lõi chung. Hiện nay, có nhiều mô hình hợp tác mới được đề xuất, các nước muốn ASEAN tham gia, song nền tảng là chúng ta kiên định vai trò trung tâm của ASEAN, các thành viên ứng xử với nhau một cách chân thành, vì lợi ích chung thì chắc chắn, ASEAN sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.