VietBank công bố BCTC quý II/2022: Nợ xấu tăng mạnh, tiếp tục huy động vốn từ nhiều nguồn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng nợ xấu của VietBank ở mức 2.196 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm tương ứng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,65% lên 3,9%, còn tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh từ 49,7% xuống 37,7%.
VietBank công bố BCTC quý II/2022: Nợ xấu tăng mạnh, tiếp tục huy động vốn từ nhiều nguồn

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank – mã VBB) đã công bố BCTC quý II/2022 với thu nhập lãi thuần đạt 568,4 tỷ đồng, tăng 135% lần so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ lãi 25,2 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ trong khi lãi từ hoạt động khác cũng tăng 94% lên lãi 81,7 tỷ đồng. Ngược lại, kinh doanh ngoại hối lãi 9,7 tỷ, giảm 27,6% so với cùng kỳ. Mua bán chứng khoán đầu tư lãi chỉ bằng 1% so với cùng kỳ, đạt mức 2,9 tỷ đồng.

Trong quý II/2022, chi phí hoạt động tương đương với cùng kỳ năm trước ở mức 319,2 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí trích lập dự phòng tăng gấp 3 lần cùng kỳ lên 94,3 tỷ đồng. Kết quả, VietBank lãi trước thuế 274,5 tỷ đồng, tăng 35,8% so với cùng kỳ. Lãi ròng thu về 220,6 tỷ đồng, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VietBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 932,7 tỷ đồng, tăng gần 95% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ lãi 50,2 tỷ đồng, tăng 33%. Hoạt động khác lãi 122,7 tỷ, tăng 74,8%. Mặt khác, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 83% xuống 58,6 tỷ đồng và lãi kinh doanh ngoại hối cũng giảm 25% so với cùng kỳ xuống còn 17,1 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng nửa đầu năm ở mức 168,2 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Sau khi trừ chi phí và trích lập, VietBank lãi trước thuế 387,7 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ, tương đương với việc thực hiện 35,5% kế hoạch năm.

Tính đến 30/6, tổng tài sản ở mức 109.667 tỷ đồng, tăng 6,1% so với đầu năm. Trong đó, số dư tiền mặt tăng nhẹ lên 560 tỷ đồng, tiền gửi NHNN tăng 7,2% lên 4.969 tỷ đồng và tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng tăng 12,9% lên 16.524,4 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng tăng 11,3% so với đầu năm lên 56.222 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng giảm 9,6% xuống 829 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng đạt 71.849 tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá cũng tăng 18,3% so với đầu kỳ lên 9.035 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu ở mức 2.196 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 tăng 61,5% lên 1.489 tỷ đồng, nợ nhóm 3 tăng 8,6% lên 360 tỷ đồng. Ngược lại, nợ nhóm 4 giảm 41,3%, còn 348 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,65% lên 3,9%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh từ 49,7% xuống còn 37,7%.

Năm 2022, VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.090 tỷ đồng, tăng 71,4% so với năm 2021; tổng tài sản đạt trên mức 130.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đặt mục tiêu mở rộng thị phần và kiểm soát nợ xấu dưới mức 3,5% theo quy định. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng tỷ lệ nợ xấu như nửa đầu năm, không dễ để nhà băng này có thể hoàn thành mục tiêu cả năm.

Đáng chú ý, VietBank dự kiến sẽ phát hành 300.000 trái phiếu ra công chúng, tương đương 3.000 tỷ đồng và chia thành 3 đợt chào bán. Đây là loại trái phiếu được phát hành rộng rãi cho các cá nhân và tổ chức, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và có mệnh giá 10.000.000 đồng/trái phiếu.

Tại đợt 1 phát hành, số lượng trái phiếu chào bán là 100.000 trái phiếu, tương đương 1.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu có kỳ hạn 7 năm và định kỳ trả lãi là mỗi năm một lần. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,5% vào 5 năm đầu và cộng biên độ 3,5% vào 2 năm cuối theo nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐQT ban hành ngày 14/03/2022. Thời gian phát hành dự kiến là ngày 16/09/2022.

Số tiền thu về từ trái phiếu sẽ được VietBank sử dụng để tăng quy mô vốn cấp 2, tạo thêm nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và tổ chức, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, VietBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.003 tỷ đồng lên 5.780 tỷ đồng trong năm 2022.

Bình luận
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
(Ngày Nay) -  Ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Các thành viên Quỹ Nam Phương, các nghệ sĩ Tiêu Minh Phụng, Đỗ Phú Quí, OgeNus và cộng đồng fan chúc mừng Negav đón tuổi mới đầy ý nghĩa
Một sinh nhật, hàng trăm niềm vui: FC Negav cùng Quỹ Nam Phương mang cầu mới về miền Tây
(Ngày Nay) - Ngày 13/04/2025, Lễ Khởi công cầu Khang Thành An – dự án thiện nguyện do cộng đồng người hâm mộ rapper Negav (Đặng Thành An) và Quỹ Nam Phương cùng nhau thực hiện, được tổ chức tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diễn ra nhân dịp sinh nhật Negav, sự kiện lan tỏa trọn vẹn tinh thần “Giving Birthday” – "Cho đi là còn mãi, Cho đi để nhận lại yêu thương"
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.