Vietracimex: Nhiều năm 'quên' nghĩa vụ tài chính, ý thức chấp hành pháp luật yếu kém?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quá trình kiểm tra, giám sát các vi phạm đất đai trên địa bàn, HĐND TP. Hà Nội đã chỉ rõ sai phạm nghiêm trọng của Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng (Vietracimex) liên quan đến khoản nợ khó thu tại dự án Hinode City Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), dù đã được cơ quan thuế đôn đốc nhiều lần, thậm chí tiến hành... cưỡng chế.
Dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Khoản nợ khó thu

Tại Báo cáo số 20/BC-HĐND về Kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm đất đai trên địa bàn thành phố, HĐND TP. Hà Nội đã nhắc tên Vietracimex; đồng thời chỉ rõ sai phạm của đơn vị này trong việc chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất, nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hinode City (201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng).

Theo đó, dự án Đầu tư xây dựng Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (tên thương mại Hinode City; 201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư là một trong số 38 dự án nợ Ngân sách Nhà nước, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất; và thuộc Danh mục các dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến hết ngày 30/5/2021.

Dự án này hiện đang có tổng nợ Ngân sách Nhà nước số tiền 143,384 tỷ đồng. Đây cũng là số tiền chậm nộp còn phải thu tính đến thời điểm cuối tháng 5/2021. Đáng chú ý, khi phân tích khoản tiền chậm nộp tại dự án Hinode City Minh Khai của Vietracimex, HĐND TP. Hà Nội cũng đã nêu rõ rằng đây là khoản tiền nợ khó thu.

Quá trình đôn đốc thu hồi nợ, Cục thuế TP. Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng, và mời đôn đốc nợ nhiều lần. Sau khi báo cáo số 20 được ban hành, HĐND TP. Hà Nội đã đôn đốc phía UBND thành phố kiểm tra, xử lý đồng thời có những biện pháp để tháo gỡ các khó khăn (nếu có) để sớm giải quyết dứt điểm các vấn đề sai phạm đã được nêu ra.

Vietracimex: Nhiều năm 'quên' nghĩa vụ tài chính, ý thức chấp hành pháp luật yếu kém? ảnh 1
Không chỉ “chây ì” khoản nợ hơn 143 tỷ đồng chậm nộp tiền sử dụng đất, Vietracimex còn vướng rất nhiều sai phạm tại dự án Hinode City.

Qua tìm hiểu cho thấy, dự án Hinode City Minh Khai có diện tích sử dụng đất vào khoảng hơn 2,8ha; tổng mức đầu tư hơn 4.825 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh từ quý I/2017 đến quý I/2021. Nguồn gốc đất trước khi chuyển đổi mục đích do Vietracimex thuê lại để làm trụ sở làm việc và nhà xưởng.

Năm 2011, UBND TP. Hà Nội đã cho phép Vietracimex chuyển mục đích sử dụng đất tại khu đất này để thực hiện dự án. Đến ngày 17/9/2012, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 4095/QĐ-UBND phê duyệt tiền sử dụng đất dự án là gần 475 tỷ đồng; nhưng phải đến ngày 28/2/2017, Vietracimex mới nộp đủ số tiền này vào ngân sách Nhà nước.

Hiện dự án Hinode City đang trong quá trình hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng. Nhưng từ khi được triển khai xây dựng cho tới nay, dự án này vốn đã “nổi đình nổi đám” vì tồn tại hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, để lại rất nhiều tai tiếng cho đơn vị chủ đầu tư là Vietracimex.

Ngày 25/5/2017, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 2559/UBND-SXD về việc chấp thuận điều chỉnh đầu tư dự án. Theo quyết định điều chỉnh này, tổng số căn hộ tại dự án theo phê duyệt ban đầu là 810 căn, sau đó được điều chỉnh thành 1.099 căn, tăng 289 căn. Quy mô dân số ban đầu khoảng 3.842 người, tăng lên thêm 159 người thành 4.001 người.

Ngày 18/9/2019, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 40 triệu đồng đối với Vietracimex về hành vi vi phạm “Tổ chức thi công xây dựng sai giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”. UBND quận yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh GPXD; nếu hết thời hạn 60 ngày sẽ áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà các sai phạm này sau đó không hề bị cưỡng chế tháo dỡ, còn các hoạt động thi công xây dựng tại dự án thì được thực hiện rầm rộ hơn khi chưa bị kiểm tra, xử phạt.

Ngày 28/4/2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hà Nội đã có văn bản chấp thuận nguyên tắc việc điều chỉnh về bố trí cơ cấu mặt bằng công năng một số tầng tại các hạng mục công trình công trình thuộc dự án Hinode City. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu Vietracimex liên hệ với Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, thẩm định an toàn kết cấu công trình và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh, bổ sung GPXD đã được cấp theo quy định; liên hệ với Cục Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn thẩm định phương án PCCC; chỉ được xây dựng khi được cấp GPXD bổ sung và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, “bỏ ngoài tai” chỉ đạo của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hà Nội, Vietracimex vẫn ngang nhiên thực hiện thi công hoàn thiện khối toà nhà hỗn hợp của dự án Hinode City nằm tại mặt đường Minh Khai. Và trong khi các sai phạm vẫn chưa được khắc phục và xử lý dứt điểm thì Vietracimex đã gấp rút ‘’lùa” cư dân vào ở tại 2 khối chung cư với khoảng 400 căn hộ bên trong dự án; tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn PCCC và an ninh trật tự.

Dự án Hinode City của Vietracimex cũng từng được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra một số sai phạm; trong đó nêu rõ: Tại thời điểm thanh tra, đơn vị chủ đầu tư dự án còn nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng; việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án cũng không đúng quy định. TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, xem xét, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất của Vietracimex tại dự án Hinode City.

Những "vết đen" đầy tai tiếng

Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư (Bộ GTVT) và được cổ phần hóa vào năm 2005. Doanh nghiệp này hoạt động động trong lĩnh vực: năng lượng, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và bất động sản. Tháng 11/2005, Bộ GTVT đã cử ông Võ Nhật Thăng làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Thăng sau đượcbầu làm thành viên HĐQT, và được giao giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đây chính là điểm khởi đầu cho việc cổ phần hoá Vietracimex.

Quá trình cổ phần hóa, nhiều sai phạm nghiêm trọng đã xảy ra tại Vietracimex. Kết luận thanh tra số 111/TB-TTCP ngày 20/1/2016 của TTCP cho thấy: có nhiều sai phạm trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietracimex và quy định của pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (ngày 3/6/2006).

Không chỉ dừng lại ở sai phạm trong quá trình cổ phần hoá, bị khách hàng “tố” khuất tất trong huy động vốn hợp tác đầu tư tại dự án Kim Chung-Di Trạch (dự án Hinode Royal Park), “chây ì” khoản nợ chậm nộp tiền sử dụng đất và xây dựng sai phép tại dự án Hinode City, Vietracimex còn vướng vào không ít “lùm xùm” liên quan đến sai phạm tại các dự án năng lượng.

Tại dự án Nhà máy thủy điện Tả Thàng (tỉnh Lào Cai), Vietracimex đã vướng nhiều sai phạm nghiêm trọng khi chưa thực hiện việc thuê đất, thậm chí không có GCNQSDĐ đã tiến hành triển khai xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động; bị người dân khiếu nại triền miên vì khuất tất trong đền bù GPMB; nợ 46,9 tỷ đồng tiền thuế, phí.

Vietracimex: Nhiều năm 'quên' nghĩa vụ tài chính, ý thức chấp hành pháp luật yếu kém? ảnh 2

Dự án Nhà máy thủy điện Tả Thàng từng bị tỉnh Lào Cai 'tuýt còi" vì tồn tại nhiều sai phạm nghiêm trọng, bị truy thu 46,9 tỷ đồng tiền thuế, phí.

Vietracimex cũng từng khiến dư luận bức xúc vì “vết nhơ” đến từ sự thờ ơ, vô trách nhiệm và coi thường tính mạng người lao động trong vụ sập hầm tại thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khiến 12 công nhân bị mắc kẹt bên trong. Được biết, thời điểm xảy ra sự cố sập hầm, trong khi Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan đều rất khẩn trương và quyết liệt trong việc đôn đốc công tác cứu hộ cứu nạn và khắc phục sự cố thì Tổng giám đốc Vietracimex lại bận đi công tác theo kế hoạch, còn các vị lãnh đạo khác của doanh nghiệp này cũng “bặt vô âm tín”, không hề thấy xuất hiện tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Việc một đơn vị có xuất phát từ doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại có ý thức chấp hành pháp luật kém, thường xuyên mắc sai phạm đang làm dấy lên nhiều dấu hỏi hoài nghi về uy tín và năng lực thực sự của Vietracimex. Để làm rõ hơn về những vấn đề liên quan, phóng viên Ngày Nay đã liên hệ với phía Vietracimex, tuy nhiên hiện vẫn chưa nhận được phản hồi.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin!

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.