Vinh danh 50 nhà giáo, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 24/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 22 năm 2019.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh và ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố trao Giải thưởng Võ Trường Toản cho các nhà giáo tiêu biểu.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh và ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố trao Giải thưởng Võ Trường Toản cho các nhà giáo tiêu biểu.

Phát biểu tại lễ trao thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Liêm biểu dương những nỗ lực của thầy, cô giáo, cán bộ quản lý đã có nhiều đóng góp tích cực cho ngành giáo dục, cống hiến cả tuổi thanh xuân vì sự nghiệp “trồng người”.

“Lãnh đạo Thành phố luôn quan tâm, xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong đó, đội ngũ thầy cô giáo, những chiến sĩ trực tiếp trên bục giảng, phải được ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển”, Phó Chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.

Ngành Giáo dục thành phố những năm qua đã thể hiện mạnh mẽ vai trò ngọn cờ đầu với nhiều sáng kiến, giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục đã trở thành điển hình và lan tỏa khắp cả nước. Lãnh đạo Thành phố cũng đã đặt cho Ngành giáo dục nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là phải đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng quốc tế, giàu lý tưởng, giỏi tay nghề, sống đẹp, sống tốt và sống có ích...

Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm khẳng định, chăm lo cho việc học luôn là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh. Vì vậy, cha mẹ, gia đình và xã hội gửi gắm tương lai của con trẻ cho thầy cô, nhà trường với niềm hy vọng và sự tin tưởng rất lớn.

Xã hội luôn dành sự tôn trọng, trân quý cho những người thầy, người cô, cho “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thầy cô giáo là những cha mẹ thứ hai của các em, là kỹ sư tâm hồn, là người đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai của thành phố, của đất nước và nhân loại.

Mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý được vinh danh lần này tuy có vị trí công việc và hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung yêu nghề, hết lòng vì thế hệ tương lai, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo thành phố.

Điểm chung của các thầy, cô còn là tâm huyết, thâm niên, am hiểu nghề nghiệp; có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường, được đồng nghiệp tín nhiệm, tin yêu, được phụ huynh và học sinh kính trọng; có sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn.

Vinh danh 50 nhà giáo, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản ảnh 1

Đại diện Ban tổ chức trao Giải thưởng Võ Trường Toản cho các nhà giáo tiêu biểu

Điển hình nhận giải thưởng năm nay là cô Phạm Thị Bích Hạnh, giáo viên Trường Mầm non 11 (quận Tân Bình) đã gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ suốt 25 năm. Bản thân luôn phải chống chọi với bệnh nan y nhưng cô Bích Hạnh vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công tác.

Cô Bích Hạnh chia sẻ, niềm vui chính là được nhìn thấy sự trưởng thành của học trò, vì vậy mỗi khi bước chân vào lớp, mọi vui buồn cá nhân đều được gác lại ngoài cửa. Tận tụy với nghề, cô Phạm Thị Bích Hạnh đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen của ngành, thành phố, đây cũng là kết quả của quá trình phấn đấu không mệt mỏi, trở thành tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho các đồng nghiệp noi theo.

Tương tự, người chủ động chọn nghề là cô Phạm Thị Mộng Lan, giáo viên trường Hy Vọng, quận 6 đã xin được làm việc tại trường khi một lần vô tình nhìn thấy các em khiếm thính chào cờ và hát quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu.

“Dạy một học sinh bình thường đã khó, dạy dỗ học sinh khiếm khuyết có hoàn cảnh đặc biệt càng khó khăn hơn rất nhiều. Chỉ riêng việc dạy cho các em biết đọc, biết viết đã là một hành trình rất dài”, cô Phạm Thị Mộng Lan chia sẻ.

Theo cô Lan, hành trình đó bắt đầu từ việc dạy các em học bảng chữ cái và phải lập đi, lập lại nhiều lần bằng cách ra dấu tay, nhìn mặt chữ rồi mới học viết. Sau thời gian dài học thuộc, các em sẽ học ghép từ, rồi thành câu ngắn, câu dài; riêng những từ không có dấu hiệu thì phải sử dụng hình ảnh...

“Trong quá trình học, các em sẽ học thêm cách giao tiếp, nhất là với người khác bằng ngôn ngữ ký hiệu, hoặc thông qua chữ viết... Cũng từ các em cùng các cô thầy đồng nghiệp, bản thân cũng học được rất nhiều từ và càng hiểu, cảm thông với các em bị khiếm khuyết”, cô Mộng Lan chia sẻ.

Giải thưởng Võ Trường Toản không chỉ tôn vinh, giới thiệu cho toàn xã hội những tấm gương tiêu biểu của ngành giáo dục mà giải thưởng còn lan tỏa tinh thần yêu nghề, đạo đức công vụ, xây dựng hình mẫu người thầy, cô tiêu biểu của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo TTXVN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?