Vốn hóa thị trường chứng khoán khoảng 296 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chất lượng nội tại thị trường chứng khoán vẫn cải thiện sau thời gian tích lũy kéo dài từ đầu năm 2024 đến nay.
Vốn hóa thị trường chứng khoán khoảng 296 tỷ USD

Nhiều mã, nhóm mã đang ở vùng giá hợp lý, mở ra nhiều cơ hội tốt. Trên nền vốn hóa toàn thị trường khoảng 296 tỷ USD vẫn tương đối hấp dẫn so với quy mô nền kinh tế, với tăng trưởng GDP năm 2025 kế hoạch tăng 6,5 - 7%. Đây là nhận định của các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Động lực, hỗ trợ mạnh từ yếu tố cơ bản

Theo SHS, trong ngắn hạn, VN-Insex đang chịu áp lực điều chỉnh, tích lũy trên vùng hỗ trợ quanh 1.260 điểm. Thị trường cũng đang vào giai đoạn chốt giá trị tài sản ròng (NAV) năm 2024 của các nhà đầu tư.

SHS cho rằng, đây là giai đoạn tích lũy phù hợp, trước khi chờ các động lực tăng trưởng mới như kỳ vọng vào tăng trưởng kết quả kinh doanh quý IV/2024 và triển vọng năm 2025. "Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ vượt lên xu hướng tích lũy kéo dài từ đầu năm đến nay"chuyên gia từ SHS nhận định.

Công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hợp lý; xem xét chọn lọc giải ngân các mã cơ bản tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt.

SHS nhận định, xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn tăng trưởng trên hỗ trợ quanh 1.260 điểm tương ứng giá trung bình 200 phiên, đang gặp vùng kháng cự 1.280 - 1.300 điểm. Đây là vùng kháng cự rất mạnh, vùng đỉnh các tháng 3 - 7/2024 và 9 - 10/2024.

Để có thể vượt lên vùng kháng cự rất mạnh này, thị trường cần động lực, hỗ trợ mạnh từ yếu tố cơ bản, triển vọng tăng trưởng vượt trội. Xu hướng trung hạn VN-Index duy trì trong kênh tích lũy rộng tính từ đầu năm đến nay, trong vùng 1200 - 1300 điểm, với vùng giá cân bằng quanh 1.250 điểm.

Thực tế, sau 3 tuần tăng điểm, VN-Index đã có tuần chịu áp lực điều chỉnh. Trong tuần qua (từ 9 - 13/12) VN-Index có 4 phiên liên tiếp giảm điểm khi gặp kháng cự quanh 1.280 điểm.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 0,6% về mức 1.262,57 điểm, duy trì trên đường giá trung bình 200 phiên (MA200 - cho thấy xu hướng của cổ phiếu trong thời gian dài) và giá cao nhất năm 2023 quanh 1.260 điểm. Thanh khoản trong tuần giảm với khối lượng giao dịch giảm 12,2% trên HOSE, thể hiện áp lực điều chỉnh, tích lũy tương đối bình thường sau 3 tuần phục hồi, chuyên gia từ SHS nhìn nhận.

Diễn biến chủ đạo của tuần qua là điều chỉnh, phân hóa mạnh, đa số nhóm cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh. Ở chiều tích cực có nhóm bảo hiểm, dược phẩm và y tế, săm lốp, một số mã riêng lẻ trong nhóm dầu khí như BSR trước thông tin chuyển sang HOSE...

Dòng vốn ngoại tiếp đà bán ròng trong tuần qua, với 1.207 tỷ đồng trên toàn thị trường. Điều này ảnh hưởng tâm lý kém tích cực đến thị trường chung.

Nhận định về diễn biến thị trường, chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết, vùng kháng cự 1.275 - 1.280 điểm đã cản bước hồi phục của VN-Index. Trong khi đó tại mốc 1.260 điểm, lực cầu đã xuất hiện cùng với diễn biến giảm cung giá thấp đã giúp chỉ số hồi phục trở lại. Diễn biến kém khả quan trong 4 phiên gần đây cũng chỉ lấy đi 1/3 số thành quả của phiên ngày 5/12. VN-Index vẫn duy trì xuchướng hồi phục (tăng điểm) ngắn hạn, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) nhìn nhận.

Chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, thị trường chịu sức ép điều chỉnh sau 5 phiên bị cản tại vùng 1.277 điểm. Thanh khoản phiên cuối tuần giảm so với phiên trước đó, cho thấy dòng tiền hỗ trợ vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, nguồn cung cũng chưa gây sức ép quá lớn đến thị trường. Hiện tại thị trường đang được hỗ trợ tại vùng 1.260 điểm, vùng hội tụ của các đường trung bình (thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian).

Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ tại vùng này và có thêm thời gian kiểm tra dòng tiền hỗ trợ. Nếu dòng tiền tiếp tục tạo động lực hỗ trợ tại vùng này thì thị trường vẫn còn khả năng hồi phục trở lại và có cơ hội nới rộng nhịp tăng. Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường.

Nhà đầu tư vẫn có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu có diễn biến khởi sắc từ vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc chốt lời ngắn hạn đối với các cổ phiếu đang chịu sức ép từ vùng cản, VDSC khuyến nghị.

Thực tế cho thấy, diễn biến khó khăn của thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch qua cũng nằm trong xu hướng chung của các thị trường chứng khoán trong khu vực.

Chứng khoán châu Á giảm điểm trước cuộc họp của Fed

Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên chiều 13/12 khi những cam kết thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc dường như "mờ nhạt".

Trong khi đó các nhà giao dịch hướng tới cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.

Chốt phiên giao dịch 13/12 chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo giảm 1% xuống 39.470,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,1% xuống 19.971,24 điểm, chỉ số Shanghai Composite tại sàn giao dịch Thượng Hải giảm 2% xuống 3.391,88 điểm. Thị trường chứng khoán Sydney, Đài Bắc (Trung Quốc), Bangkok, Jakarta và Manila cũng giảm trong khi thị trường Singapore, Mumbai và Wellington tăng nhẹ.

Chuyên gia Julian Evans-Pritchard của Capital Economics cho rằng các biện pháp kích thích có thể giúp nền kinh tế phục hồi trong ngắn hạn, nhưng không đủ để ngăn chặn sự suy giảm trong dài hạn. Ông Julian Evans-Pritchard vẫn tỏ ra thận trọng về triển vọng kinh tế trong năm tới.

Ông Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại công ty tư vấn tài chính U.S. Bank Wealth Management, cho biết: "Các nhà đầu tư đang cố gắng dự đoán Fed sẽ làm gì vào tuần tới. Liệu lạm phát có thực sự trở thành vấn đề buộc Fed phải giảm tốc độ cắt giảm lãi suất, hay họ có thể tiếp tục với lộ trình hiện tại?". Ông Rob Haworth cũng lưu ý rằng một số nhà đầu tư đã chốt lời sau khi Nasdaq đạt mức cao kỷ lục vào phiên 11/12, qua đó tạo sức ép giảm lên thị trường.

Công cụ FedWatch của CME cho thấy, khả năng Fed cắt giảm lãi suất đã đạt trên 98%. Tuy nhiên, các dự báo cũng chỉ ra Fed có thể tạm dừng cắt giảm vào tháng 1/2025, sau khi nhiều quan chức cảnh báo về tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế vẫn ổn định.

Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
(Ngày Nay) - Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Sinh viên Nguyễn Đức Thắng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) vô địch Siêu CUP OLP’24. Ảnh: TTXVN.
Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
(Ngày Nay) - Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24), Procon và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hanoi 2024 do Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đăng cai tổ chức từ ngày 10 – 13/12, đã tìm được ngôi quán quân.
Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa
Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa
(Ngày Nay) - Phở ra đời trong bối cảnh giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 và được coi là món ăn quốc dân của Việt Nam, vượt qua thời gian để trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo. Từ những gánh hàng rong đến những quán phở gia truyền và hàng loạt chuỗi nhà hàng cao cấp, phở đã trở thành câu chuyện văn hóa và kinh tế mang tính biểu tượng.