Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Máy bay di chuyển không khớp với chỉ dẫn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngay trước khi máy bay gặp nạn, nhân viên kiểm soát không lưu của cơ quan này đã liên lạc với phi công, tuy nhiên phi công đã điều khiển máy bay rẽ không khớp với tọa độ chỉ dẫn.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm chiếc máy thuộc hãng hàng không Sriwijaya Air gặp nạn tại vùng biển ngoài khơi Jakarta, Indonesia ngày 10/1/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm chiếc máy thuộc hãng hàng không Sriwijaya Air gặp nạn tại vùng biển ngoài khơi Jakarta, Indonesia ngày 10/1/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong buổi điều trần trước Quốc hội Indonesia về vụ tai nạn máy bay số hiệu SJ-182 của hãng hàng không Sriwijaya Air tháng trước, Chủ tịch Cơ quan cung cấp dịch vụ điều hướng Indonesia (AirNav Indonesia), ông Pramintohadi Sukarno cho biết ngay trước khi máy bay gặp nạn, nhân viên kiểm soát không lưu của cơ quan này đã liên lạc với phi công, tuy nhiên phi công đã điều khiển máy bay rẽ không khớp với tọa độ chỉ dẫn.

Theo ông Pramintohadi Sukarno, máy bay cất cánh từ đường băng số 25 vào lúc 14h36' WIB (21h36' giờ Việt Nam) và đã liên lạc với ATC ở độ cao 1.700 feet (51.816 mét) và được hướng dẫn điều khiển bay lên độ cao 29.000 feet.

Trong quá trình bay lên độ cao này vào 2 phút sau đó, phi công đã yêu cầu ATC được giảm 0,75 độ vì lý do thời tiết và được ATC cho phép, và sau đó hướng dẫn tăng lên độ cao 11.000 feet. Chỉ thị này của ATC đã được phi công máy bay SJ-182 xác nhận “rõ ràng.”

Theo Chủ tịch AirNav, ATC đã chỉ đạo phi công máy bay tăng độ cao là vì khu ở độ cao 7.900 feet khi đó có một máy bay khác đang di chuyển.

Tiếp đó, vào khoảng 14h39' WIB, ATC tiếp tục yêu phi công điều khiển máy bay lên độ cao 13.000 feet để duy trì và ổn định đường bay. Phi công đã phản ứng tốt với hướng dẫn này của ATC.

Chủ tịch AirNav xác nhận trong suốt quá trình trên, không có báo cáo nào về việc máy bay hoạt động trong tình trạng bất thường.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là lúc 14h39' WIB, máy bay SJ-182 đã đột ngột rẽ trái về phía Tây Bắc thay vì phải bay chếch sang bên phải 0,75 độ theo lộ trình bay.

ATC nhận thấy bất thường và đã hỏi lại phi công để xác nhận thông tin, tuy nhiên không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phi công cho đến khi máy bay SJ-182 biến mất khỏi màn hình radar.

ATC đã cố gắng liên lạc liên tục với phi công 11 lần và nhờ sự hỗ trợ của một số máy bay khác, bao gồm cả máy bay của hãng hàng không quốc gia Indonesia Garuda, nhưng đều không có phản hồi từ phi công.

Chiều 9/1, chuyến bay mang số hiệu SJ-182 của hãng hàng không Sriwijaya Air đã gặp nạn sau khi cất cánh ít phút và rơi xuống vùng biển ngoài khơi thủ đô Jakarta khi đang thực hiện hành trình từ Jakarta tới thủ phủ Pontianak của tỉnh Tây Kalimantan.

Toàn bộ 62 người trên máy bay, gồm 50 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, đã thiệt mạng.

Theo Vietnamplus
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
(Ngày Nay) - Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
(Ngày Nay) - Thời tiết mùa hè nắng nóng, dễ bị đột quỵ, người dân cần có kiến thức để phòng tránh và được cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đột quỵ.
Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.