Vụ phá rừng đặc dụng tại Đắk Lắk: Cần làm rõ những điểm bất thường

Ngày 4/12, việc xác minh, điều tra vụ phá rừng đặc dụng xảy ra trên địa bàn xã Bình Hòa (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) mà Thông tấn xã Việt Nam phản ánh trong những ngày qua, vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, kết quả điều tra ban đầu đã cho thấy những điểm bất thường.
Hiện trường vụ phá rừng trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: TTXVN phát
Hiện trường vụ phá rừng trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: TTXVN phát

Cụ thể, vào ngày 26/11/2019, sau khi thông tin về vụ phá rừng đặc dụng Nam Ka được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, lực lượng chức năng của tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc xác minh vụ việc.

Biên bản kiểm tra hiện trường vụ việc được lập vào lúc 16 giờ ngày 27/11/2019, có sự tham gia của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka, nêu rõ: Khối lượng lâm sản còn lại tại hiện trường là 20,997 m3, trong đó gỗ tròn có 12 lóng với khối lượng 14,963 m3; gỗ xẻ có 22 tấm, hộp với khối lượng 6,034 m3 và 11 gốc cây, trong đó có 10 gốc còn mới và một gốc đã cũ.

Tuy nhiên, báo cáo số 1453/BC-CAH-HS ngày 29/11/2019 của Công an huyện Krông Ana gửi Thường trực Huyện ủy Krông Ana lại khẳng định: Ngày 27/11/2019, Công an huyện Krông Ana đã phối hợp với các đơn vị Công an tỉnh Đắk Lắk, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana, Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka và Ủy ban nhân dân xã Bình Hòa tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng, kết quả điều tra ban đầu xác định rằng tổng khối lượng lâm sản bị khai thác, chặt hạ (tính cả phần gốc, hộp gỗ) còn tại hiện trường là 41,267 m3, trong đó, gỗ tròn có 13 lóng với khối lượng 34,963 m3; gỗ xẻ có 22 tấm, hộp với tổng khối lượng 6,304 m3 và 12 gốc cây đều còn mới, có đường kính từ 25 cm đến 130 cm.

Hiện trường các gốc cây gỗ bị khai thác trái phép thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên, hiện trạng rừng thường xanh, giàu chức năng rừng đặc dụng. Chủng loại gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII thuộc các tiểu khu 1023,1024,1025 nằm trên địa giới hành chính xã Bình Hòa (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Thời gian khai thác cách thời điểm kiểm tra từ 25-30 ngày, thời gian các đối tượng đưa gỗ ra khỏi rừng cách thời điểm kiểm tra từ 7-10 ngày.

Đến ngày 2/12/2019, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana tiếp tục gửi Báo cáo số 113/BC-HKL đến chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng và cũng khẳng định: Khối lượng lâm sản còn lại tại hiện trường là 20,997 m3, trong đó gỗ tròn có 12 lóng với khối lượng 14,963 m3; gỗ xẻ có 22 tấm, hộp với khối lượng 6,034 m3 và 11 gốc cây, trong đó có 10 gốc còn mới và một gốc đã cũ.

Như vậy, kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường trong cùng một ngày 27/11/2019 giữa Công an huyện Krông Ana và lực lượng kiểm lâm đã chênh nhau hơn 20m3 gỗ còn lại tại hiện trường, Vì sao có sự vênh này và số gỗ thuộc diện vênh đang ở đâu?

Điều đáng nói, việc khai thác gỗ, xẻ gỗ thành hộp, tấm, và việc vận chuyển, tập kết gỗ diễn ra rầm rộ, sử dụng các phương tiện như cưa máy, máy tời, trâu, bò… ngay trong rừng đặc dụng mà chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka không hề hay biết. Trước khi thông tin về vụ phá rừng đặc dụng Nam Ka trên địa bàn xã Bình Hòa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka, còn khẳng định: “Công tác bảo vệ rừng là vấn đề thường xuyên, liên tục. Hàng tuần, hàng tháng, hàng năm (Ban Quản lý rừng) đều xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, truy quét. Các trạm của các địa bàn cũng xây dựng kế hoạch tuần tra. Nói chung năm 2019, anh em làm tốt và có nhiều cố gắng”.

Vụ phá rừng đặc dụng tại Đắk Lắk: Cần làm rõ những điểm bất thường ảnh 1

Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường. Ảnh: TTXVN phát.

Đặc biệt, sau khi kiểm tra hiện trường lực lượng Công an phát hiện một số lượng lóng, hộp gỗ đã khai thác chưa kịp vận chuyển còn bỏ lại tại mép bìa rừng đặc dụng thuộc tiểu khu 1023, cách trụ sở Trạm Kiểm lâm số 8 của Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka chỉ khoảng 500m nhưng vẫn không bị lực lượng của đơn vị này phát hiện. Điều này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về tính nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, truy quét, bảo vệ rừng của cán bộ Trạm Kiểm lâm số 8 (Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka).

Vụ việc rừng đặc dụng Nam Ka bị chặt phá, xẻ gỗ, vận chuyển gỗ ra khỏi rừng đã diễn ra trong thời gian dài và chỉ được phát hiện, xử lý sau khi báo chí lên tiếng. Và sau khi báo chí có thông tin phản ánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk mới có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương xử lý vụ việc.

Công an huyện Krông Ana cũng nhận định, đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, vụ việc có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định tại điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Dư luận và công luận đòi hỏi tỉnh Đắk Lắk cần nhanh chóng làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo và bảo vệ rừng đặc dụng.

Theo TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.