Vụ Phúc Minh Đường: Khám qua loa, cấp thuốc không cam kết hiệu quả

(Ngày Nay) - Mặc dù quảng cáo là hiệu quả cao, tỷ lệ phần trăm có khi lên tới 100% khỏi bệnh nhưng thực tế bệnh nhân khi đến với Phúc Minh Đường chỉ được khám xét qua loa với câu kết luận "thành công còn phụ thuộc vào việc có hợp thuốc hay không"
Hình ảnh khám xét, tư vấn tại Phòng khám Đông y gia truyền Phúc Minh Đường
Hình ảnh khám xét, tư vấn tại Phòng khám Đông y gia truyền Phúc Minh Đường

Các nội dung quảng cáo đều khẳng định là thuốc đặc trị cũng như các phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nhưng thực tế, người bệnh khi đến với Phúc Minh Đường chỉ được trao đổi qua loa về tình trạng bệnh tật. Vẫn kê đơn bán thuốc nhưng phía Phúc Minh Đường luôn “thòng” theo câu nói: Thuốc này bổ trợ, hiệu quả đến đâu thì không biết vì không rõ có “hợp thuốc” hay không? Chính vì điều này mà người bệnh khi đến Phúc Minh Đường luôn rơi vào trạng thái “hên xui”, thậm chí là “tiền mất, tật mang”.

Khám qua loa, chẩn đoán kiểu “nước đôi”

Những vấn đề mập mờ của Phòng khám Đông y gia truyền Phúc Minh Đường (276 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội) không chỉ dừng lại trong việc buôn bán các loại Thực phẩm chức năng mà còn thể hiện cả trong những hoạt động khám chữa bệnh dưới danh nghĩa y học cổ truyền…

Trong vai người bệnh, phóng viên tìm đến phòng khám Phúc Minh Đường với những tâm tư và mong muốn của một phụ nữ đã có 1 con và rất muốn sinh con thứ hai sau một khoảng thời gian dài không thể mang thai, mặc dù đã khám chữa tại các bệnh viện nhiều lần mà không có kết quả.

Vụ Phúc Minh Đường: Khám qua loa, cấp thuốc không cam kết hiệu quả ảnh 1Sổ khám bệnh của Phúc Minh Đường cấp cho bệnh nhân và những nội dung kết luận chung chung theo kiểu "để cho có" cùng với đó là không có tên y, bác sĩ cụ thể. Đặc biệt cuốn sổ này Phúc Minh Đường luôn thu lại chứ không cho bệnh nhân cầm về.

Sau thủ tục tư vấn, bệnh nhân được phát một cuốn sổ khám bệnh và được dẫn lên phòng khám trên tầng 2. Bệnh nhân được khám bệnh trong một phòng nhỏ có trang bị một giường bệnh, một bàn làm việc trên có một gối bắt mạch, một bộ dụng cụ đo huyết áp và một số dụng cụ y tế đơn giản khác…

Một vị trong trang phục áo blouse trắng tiến hành thăm khám cho bệnh nhân sau khi xem sổ khám chữa bệnh rồi hỏi vài câu qua loa về tình trạng bệnh cũng như nhu cầu của bệnh nhân.

Bắt mạch trên cả hai tay và đo huyết áp, vị này tiếp tục lặp lại những câu hỏi liên quan đến việc trước đây bệnh nhân đã đi khám ở đâu chưa, ở đó bác sĩ chẩn đoán như thế nào, đã kết luận ra sao rồi phần lớn dựa trên lời kể của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh!?

Đáng chú ý, trong suốt cả quá trình thăm khám, vị được coi là y bác sĩ có chuyên môn này lại luôn thăm khám và chẩn đoán bệnh bằng những lý lẽ rất “nước đôi”. Những chẩn đoán và kết luận về tình trạng bệnh của vị này không hề dựa trên các kết quả thăm khám cụ thể, có khoa học và không hề có bất kỳ căn cứ nào về mặt chuyên môn y học.

Cấp thuốc nhưng hiệu quả thì không biết! 

Theo tìm hiểu của phóng viên, thông thường tại những phòng khám y học cổ truyền lớn, y bác sĩ luôn căn cứ vào những kết quả đã khám xét và chụp chiếu tại bệnh viện kết hợp bắt mạch bệnh nhân để kê đơn bốc thuốc một cách chính xác hơn.

Thế nhưng, ở Phúc Minh Đường, thậm chí khi người bệnh đề nghị mang những kết quả khám trước đây của mình tại bệnh viện chuyên về sản khoa để tham khảo thì vị này cũng từ chối với lý do “Đông y khám đơn giản lắm, chỉ bắt mạch với đo huyết áp thôi”.

Vụ Phúc Minh Đường: Khám qua loa, cấp thuốc không cam kết hiệu quả ảnh 2Toa thuốc mà Phúc Minh Đường cấp cho bệnh nhân nhưng khẳng định là không biết có "hợp thuốc hay không"

“Bây giờ tôi sẽ kê cho chị thuốc về uống, thuốc này chỉ có tác dụng bổ máu và bổ trợ sức khoẻ để chị có thể tăng khả năng thụ thai còn việc kết quả chị có mang thai được hay không thì chúng tôi không chắc chắn” - Vị này kết luận.

Tiếp tục thắc mắc về quá trình điều trị cũng như những thông tin cơ bản về thuốc như nguồn gốc xuất xứ, thành phần cũng như tác dụng chính của thuốc, vị này ghi vội vài chữ vào sổ rồi trả lời với thái độ lảng tránh, không muốn tiếp xúc thêm với bệnh nhân: “Đây là thuốc được bán độc quyền, chỉ bán duy nhất tại phòng khám, có 2 dạng thang và hoàn thành viên. Chị cứ mua thuốc về uống rồi cùng chồng đến khám lại sau”.

Đáng chú ý, tất cả nhân viên của Phúc Minh Đường kể cả những người mặc áo blouse trắng trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân hay những người làm công việc bốc thuốc đều chỉ đeo thẻ có tên phòng khám Phúc Minh Đường kèm theo tên riêng của từng cá nhân chứ không hề có chức danh kèm theo.

Vụ Phúc Minh Đường: Khám qua loa, cấp thuốc không cam kết hiệu quả ảnh 3Túi thuốc trị giá hơn 3 triệu đồng mà Phúc Minh Đường bán cho bệnh nhân nhưng hiệu quả thì không biết chắc chắn có hay không?

Để làm rõ hơn những khúc mắc, phóng viên hỏi người vừa khám bệnh cho mình rằng người này có chức danh gì, là y sĩ hay bác sĩ thì vị này chỉ ậm ừ, không trả lời được chính xác và lảng tránh bằng cách mời bệnh nhân mang ngay sổ khám xuống nhà để nghe tư vấn!?

Tại quầy tư vấn dưới tầng 1, nhân viên phòng khám không lấy tiền khám bệnh nhưng có hành động thu ngay lại sổ khám bệnh đã phát lúc trước cho bệnh nhân ngay sau khi bệnh nhân vừa được khám xong với lý do thu lại để “lưu vào hồ sơ”.

Đề nghị được tư vấn thêm một lần nữa về hiệu quả thực sự của quá trình khám và điều trị bệnh của mình tại phòng khám, phóng viên nhận được câu trả lời “nếu hợp thuốc thì sẽ khỏi bệnh còn nếu không hợp thuốc thì không có hiệu quả” của nhân viên phòng khám tại quầy tư vấn…

Trên các Website của Phúc Minh Đường, hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám được quảng cáo một cách rầm rộ. Phúc Minh Đường tự khẳng định là phòng khám đa khoa, chữa được nhiều loại bệnh, có uy tín lâu năm trong chữa trị các bệnh như xương khớp, dạ dày… và đặc biệt là cả chữa vô sinh?

Vụ Phúc Minh Đường: Khám qua loa, cấp thuốc không cam kết hiệu quả ảnh 4Các nội dung quảng cáo đều khẳng định chắc nịch về kết quả nhưng thực tế thì tại phòng khám Đông y gia truyền Phúc Minh Đường thì dù có uống thuốc cũng chưa chắc chắn chữa được bệnh.

Rất nhiều video clip có nội dung y bác sĩ của Phúc Minh Đường tư vấn về các triệu chứng bệnh cũng như cách chữa bệnh cho mọi người được phòng khám này đăng tải tràn lan trên các Website quảng cáo cũng như trên Youtube. Đáng chú ý, vị “y bác sĩ” đã thăm khám và kê đơn thuốc vô sinh cho phóng viên tại phòng khám lại liên tục xuất hiện trong cách video clip tư vấn khám chữa bệnh xương khớp!?

Phải chăng các “y bác sĩ” của Phúc Minh Đường đều có chuyên môn giỏi và đa năng đến như vậy. Khi mà tại các bệnh viện lớn hiện nay, những y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo bài bản trong và ngoài nước cũng luôn chỉ có thể đảm nhận được một chuyên khoa?

Với kiểu khám chữa và cấp phát thuốc như Phúc Minh Đường đang thực hiện, người bệnh đặt câu hỏi về khả năng chuyên môn cũng như những kiến thức về y học cổ truyền của các “y bác sĩ” phòng khám Phúc Minh Đường “đa năng” đến mức lồng ghép được chuyên khoa sản và chuyên khoa xương khớp vào làm một?

Ngày Nay đã có công văn gửi Bộ Y tế liên quan tới hoạt động của Phúc Minh Đường và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).