Vùng đất bí đao 'khổng lồ'

(Ngày Nay) - Với trọng lượng 30-60kg mỗi trái, bí đao tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) là sản phẩm hiếm nơi nào có được.
Nông dân Nguyễn Đình Giáo (57 tuổi, thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ) ôm trái bí đao nặng gần 50 kg.
Nông dân Nguyễn Đình Giáo (57 tuổi, thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ) ôm trái bí đao nặng gần 50 kg.

Năm nay, vườn bí đao với 100 gốc của gia đình ông Nguyễn Đình Giáo ở thôn Chánh Trạch 1 nặng trĩu trái. Nông dân này kể: “Nghề trồng bí đao này có từ lâu lắm rồi, chúng tôi không nắm rõ mốc thời gian ra đời nhưng nghe đâu từ khi lập làng đã xuất hiện giống bí này, rồi các thế hệ truyền nghề cho nhau. Tại thôn Chánh Trạch 1 và 2, nhà nào trồng giống bí này đều có hình dạng to lớn khác thường. Vườn nhà tôi hiện có 100 trái, trái nặng nhất lên đến 50 kg”.

Theo người dân trồng bí đao, kích thước loại nông sản đặc biệt này có được nhờ vùng đất có thổ nhưỡng kỳ lạ. Tại đây, ba bề núi bao bọc, hướng mặt ra biển, bên dưới mặt đất sở hữu mạch nước ngầm tốt.

“Nhiều người dân vùng khác đến xin hạt về để trồng nhưng không hiểu sao trọng lượng bí đao lại không 'khủng' như ở đây. Vì vậy, họ 'đổ oan' rằng mình cho giống xấu. Hôm trước, có người ở TP HCM về đây mua bí để triển lãm với giá 15.000 đồng một kg, tôi may mắn bán được 3 trái (43 kg mỗi trái), kiếm được gần 2 triệu đồng”, ông Giáo cho hay.

Theo ông Nguyễn Tống, Phó thôn Chánh Trạch 1, giống bí đao khổng lồ được người dân trồng từ tháng 11 (âm lịch) đến tháng 3 là thu hoạch, mỗi năm chỉ duy nhất một vụ.

“Năm nay, gia đình tôi trồng 60 cây thu hoạch được 60 trái trọng lượng 30-50 kg. Tôi bán sớm nên giá chỉ được 4.300 đồng một kg, trừ chi phí cũng kiếm được hơn 5 triệu đồng”, ông Tống cho biết.

Sau khi thu hoạch trái, một đặc sản từ cây bí đao rất được ưa chuộng là nước bí. Nước được lấy từ thân cây bí sau khi thu hoạch, có cây thu được 1-2 lít nước, mỗi lít bán ra với giá 40.000 đồng.

Theo người dân, nước bí dùng để thanh nhiệt, giải độc và trị các loại bệnh thông thường như lang ben, hắc lào và cũng có thể để từ năm này qua năm khác mà không bị hỏng.

Vùng đất bí đao 'khổng lồ' ảnh 1Những trái bí đao 'khủng' treo lủng lẳng trên giàn tại xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ).

Theo ông Võ Ngọc Bình, thôn Chánh Trạch 1, nghề trồng bí đao “khổng lồ” tốn rất nhiều công sức, đòi hỏi người nông dân phải tỉ mỉ trong từng công đoạn và làm đúng theo quy trình.

Để bí có trọng lượng 'khủng', chỉ nên chọn một trái mỗi gốc và chú trọng khâu làm phân. Nếu cẩn thận thì người trồng cần đào hố thật sâu rồi lấy phân xanh (lá cây) để dưới, lót lớp phân chuồng lên trên lấp lại ủ trong vòng 5-10 ngày. Sau đó gieo hạt, khi cây có 2 lá mầm và độ cao chừng 50cm thì mới đào xung quanh và đưa phân chuồng, xác bánh dầu, rải phân u rê xuống hố… Khi nách lá có rễ đâm xuống bắt phân sẽ tươi tốt rất nhanh.

Nhiều năm trở lại đây, người trồng bí “khổng lồ” đang có chút phấn khởi khi nhiều người thu mua từ TP HCM, Long An... tìm về tận nơi để mua bí triển lãm với giá cao. Không chỉ có ưu thế bởi trọng lượng khủng, bí đao tại đây sau khi thu hoạch có thể để trong thời gian dài mà không bị hư hỏng nên người mua rất ưa chuộng.

Vùng đất bí đao 'khổng lồ' ảnh 2Ông Giáo lấy nước từ thân bí đao.

“Với 150 gốc bí thì phải tốn khoảng một tấn phân chuồng. Mỗi gốc có thể cho hàng chục trái bí, nhưng khi bí đạt trọng lượng chừng 3 kg một trái thì tôi hái bán và để duy nhất một trái trên dây. Toàn bộ chất dinh dưỡng sẽ dành hết để chăm trái này nhanh lớn”, bà Trương Thị Phương, thôn Chánh Trạch 1 vui vẻ nói.

Ông Phạm Công Hảo, Chủ tịch Hội nông dân huyện Phù Mỹ cho biết: “Giống bí đao này chỉ có duy nhất tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) với 60 hộ tham gia trồng và có trọng lượng đến hơn 60 kg một trái. Đây là nghề truyền thống lắm công phu, mỗi năm tại vùng đất này nông dân bán ra thị trường hàng chục tấn”.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.