Vướng mắc, khó khăn về dạy học tích hợp, trải nghiệm đã giảm đi nhiều

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội nghị tập huấn về tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đã diễn ra trên toàn quốc trong ngày 10/12 theo hình thức trực tuyến. Sự kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh tư liệu: Doãn Tấn
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh tư liệu: Doãn Tấn

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu rõ: Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn để từng bước thực hiện tốt hoạt động dạy, học các môn học nêu trên. Vào năm học 2023 - 2024, vướng mắc, khó khăn tại các địa phương đã giảm đi rất nhiều, nhưng vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Hội nghị này nhằm tiếp tục xác định rõ thuận lợi, khó khăn; cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Theo Thứ trưởng, năm học 2023 - 2024 là năm học thứ 3 thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở. Báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy, nhiều địa phương đã chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học rất tốt. Đoàn giám sát thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng đánh giá, quá trình tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có dạy học môn tích hợp, cơ bản đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng mục tiêu chương trình đề ra.

Tuy nhiên, đổi mới giáo dục nói chung, cũng như tổ chức dạy học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp diễn ra trên toàn quốc, số lượng trường học rất lớn. Đây lại là nội dung mới, khó, điều kiện các vùng miền, địa phương khác nhau về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, công tác tổ chức dạy học… nên không tránh khỏi có vướng mắc, khó khăn, lúng túng.

Thông tin về thực trạng thực hiện, triển khai môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại các địa phương, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho hay: Phần lớn các địa phương gặp khó khăn do thiếu giáo viên và giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy, tổ chức thực hiện; thiếu cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm, kinh phí triển khai…

Đại diện một số Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẳng thắn trao đổi về khó khăn, vướng mắc, cũng như giải pháp trong quá trình triển khai môn học tích hợp và hoat động giáo dục tại các địa phương.

Ví dụ như tại Nam Định, sau khi được hướng dẫn của Bộ, nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai tại các cơ sở giáo dục đã được tháo gỡ. Để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, Nam Định đã cử 182 giáo viên biệt phái nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình, đặc biệt là tổng số giờ triển khai môn học trong một năm.

Còn Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã xây dựng đề án bồi dưỡng giáo viên trình UBND tỉnh xem xét. Trong đó, Sở phối hợp với nhiều trường đại học bồi dưỡng để một giáo viên có thể dạy nhiều nội dung trong các môn học. Sở tổ chức hội nghị chuyên đề cấp thành phố nhằm cung cấp, thực hiện phương pháp dạy học mẫu; rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp thực tế nếu có khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Để việc dạy học các môn và hoạt động giáo dục tại các nhà trường được triển khai tốt hơn thì các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục lắng nghe ý kiến từ cơ sở để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện tốt hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nơi nào khó khăn thì phải tháo gỡ, làm tốt thì nhân rộng, còn nơi nào làm chưa tốt cần có văn bản xử lý kịp thời. Việc đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục, gắn với mục tiêu trước mắt và lâu dài, mang tầm chiến lược với phương châm tập trung cao độ nhất cho đội ngũ giáo viên...

Thứ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng văn bản, chủ động, linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo khoa học, hợp lý, bám sát chương trình, yêu cầu của Bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cùng với đó, địa phương cần tập trung đảm bảo nguồn lực, rà soát chế độ, chính sách, đãi ngộ cho giáo viên...

Ảnh minh họa
Từ chiều tối 15/5, Bắc Bộ mưa dông, có nơi mưa rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 15-16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Ảnh minh họa
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 98.600 thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 công lập
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố số liệu thống kê nguyện vọng đăng ký tuyển sinh lớp 10 vào các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn. Đây là cơ sở quan trọng để thí sinh tham khảo và cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian từ ngày 14-19/5.
Truy tìm nguồn thải biến nước sông Vàm Cỏ Đông thành màu đen, bốc mùi hôi bất thường
Truy tìm nguồn thải biến nước sông Vàm Cỏ Đông thành màu đen, bốc mùi hôi bất thường
(Ngày Nay) -  Những ngày qua, hàng chục hộ dân sống ven sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa bàn thị xã Hòa Thành và huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh liên tục phản ánh tình trạng nước sông chuyển sang màu đen, xuất hiện nhiều bọt khí và lớp màng nhiều màu như vết dầu loang, kèm theo mùi hôi bất thường, khiến cho người dân sinh sống ven sông lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục. Ảnh: Active Floor
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục
(Ngày Nay) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị cho thế hệ tương lai những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số, UNESCO đã khởi động một loạt hội thảo khu vực nhằm phát triển khung năng lực kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.
Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Ukraine
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ xuất hiện tại Kiev. Mục đích của chuyến thăm không được công bố từ trước này được cho là nhằm trấn an Ukraine rằng nước này vẫn có sự hỗ trợ của Mỹ trước các cuộc tiến công ngày càng mạnh mẽ từ Nga.